Thứ Năm, 27 tháng 2, 2014

Cay đắng phận "dâu hờ", "vợ tạm"

3 năm làm vợ tạm, dâu hờ của chị, chị đã chẳng có chút danh phận nào, lại còn bị chồng và mẹ chồng hờ lừa tiền. Ngẫm lại, chị cay đắng thấy mình quá dại dột...

Chị làm “dâu hờ” của bà ba năm nay và chưa một lần chị được bước chân vào nhà chồng. Đã mấy lần từ Hà Nội về Hải Phòng chơi, lần nào đi qua nhà chồng, mắt chị lại rơm rớm. 

Chị là người phụ nữ hiền dịu nết na, có ăn học và công việc ổn định. Song cái số dường như thích trêu ghẹo những người như chị. Chị yêu anh say đắm. Anh là bác sĩ một bệnh viện lớn và có phòng khám ngoài. Chỉ khi yêu anh một thời gian dài, chị mới phát hiện anh đã có vợ và hai con. 

Chị tính rời bỏ anh khi biết tin động trời đó. Nhưng một lần nữa, anh lại lợi dụng tính thật thà tin người đến ngu ngốc của chị. Anh tiếp tục lừa chị rằng hai đứa trẻ đó không phải con ruột của anh, anh và vợ cũ chỉ nên vợ nên chồng do bị ép buộc, rằng không thể đưa chị về ra mắt mẹ chồng trước cưới do bà sẽ không bao giờ đồng ý cho anh tự ý kết hôn. 

Thế là chị tự nguyên khăn gói “theo không” về làm vợ anh. Và tất nhiên chị và anh không tổ chức đám cưới linh đình và cũng chẳng có đăng ký kết hôn (Anh toàn viện cớ này cớ nọ để trì hoãn việc này trước đám cưới). Có được đám cưới nhỏ này tổ chức trên Hà Nội, giờ chị mới biết anh có lẽ đã tốn bao nhiêu nước bọt để nói dối chị và gia đình chị.

Có được đám cưới nhỏ này tổ chức trên Hà Nội, giờ chị mới biết anh có lẽ đã tốn bao nhiêu nước bọt để nói dối chị và gia đình chị (Ảnh minh họa)

Chính thức làm vợ anh, tuy vợ chồng chị ở trên Hà Nội còn mẹ chồng vẫn ở quê Hải Phòng. Nhưng sau khi sống cùng anh chẳng bao lâu, chị mới thấy rõ chân tướng lừa dối của chồng mới cưới. Chị cay đắng thấm thía cảnh dâu hờ, vợ tạm. 

Lúc đầu mẹ chồng chị thường gọi điện lên chửi mắng chị sa sả vì đã chen ngang vào gia đình khi không được sự cho phép của bà. Bà còn ra lệnh cho 2 đứa em của anh đến tận nhà chửi rủa chị là người đàn bà chẳng ra gì. Chị im lặng chịu đựng, vì chị rất yêu anh. 

Ngày biết tin chị mang thai, bà bắt chồng chị về ép chị phá thai. Chị không đồng ý nhưng dưới sức ép của mẹ anh chỉ đạo, anh nói ngọt và lừa chị uống thuốc ra thai. Kết quả đứa con mới mang hình hài hơn 2 tháng tuổi đã bỏ chị ra đi. 

Ngày chị mất con, mắt chị sưng húp, lòng chị tan nát, nhưng anh và mẹ chồng hờ vẫn thản nhiên như không. Anh lại xin lỗi, bảo rằng lúc khác mang bầu vì lúc này mẹ anh chưa đồng ý. Rồi anh nói sẽ mau chóng ly hôn với vợ để sớm cho chị 1 danh phận… Thật lòng chị ngu ngốc khi thấy anh nói cũng có lý. Anh dù sao chưa bỏ vợ nên chị làm vợ anh là sai, là phạm pháp. 

Gần 2 năm sau chị lại lỡ mang thai lần thứ 2. Lần này, anh im im chẳng ý kiến gì. Còn mẹ chồng hờ thì chẳng biết nghĩ gì mà lặn lội xuống Hà Nội thăm chị. Bà chăm sóc, giặt rũ cho chị, có hôm trời nắng nóng bà còn mua nước mía bắt chị uống.

Đi làm về, thấy mẹ chồng đối đãi vậy, chị cảm động đến rơi nước mắt vì sự thay đổi thái độ của bà. Rồi bà tỉ tê chồng chị mấy tháng nay âm thầm mở phòng khám mới ở Lào Cai nên đang gặp nhiều khó khăn về tài chính. Nhưng anh chắc không dám nói cho chị hay vì không muốn chị phải lo toan khi bầu bí.

Thế là bao nhiêu tiền dành dụm được từ ngày còn con gái đi làm đến giờ tích cóp được hơn 300 triệu, chị đưa cả cho bà. Chị bảo bà đưa lại cho chồng chị để trang trải phần nào chi phí mở phòng khám mới. 

Từ hôm đó, tình cảm “mẹ chồng, nàng dâu” trong suốt hơn 1 tháng bà ở Hà Nội với chị khi ấy có khá hơn. Có lúc, chị thương bà với tình thương của một đứa con gái dành cho mẹ. Còn bà bên ngoài cũng có vẻ thương chị lắm.

Khi phòng khám của chồng chị ở Lào Cai gần hoạt động, mẹ chồng chị cũng lên đó trông máy móc giúp con trai. Ngày chị sinh, bà và chồng chị chẳng ai về đưa chị vào viện vì đều bảo bận. Chị gọi mẹ đẻ đưa chị vào viện sinh trong sự tủi thân cùng cực.

Cũng may chị đẻ thường nên được về nhà sớm. Về nhà ở cữ, chị im lặng khi nghe mẹ chồng hờ động viên: “Con ạ, mẹ thương con lắm, bận quá mẹ không thể về thăm 2 mẹ con con. Nhưng thật tâm mẹ rất muốn về”. 

Đến ngày làm khai sinh cho con, chồng chị cũng về thăm hai mẹ con chị. Hôm ấy, chị và anh đã cãi nhau to vì anh bảo muốn con chị tạm thời mang họ của chị. Rồi sau này, anh ly hôn xong thì làm lại khai sinh đàng hoàng cho con. 
Chị chửi anh thì mẹ chồng hờ lại gọi điện về ngọt nhạt: “Con ạ! Gấu mang họ ai cũng được, họ mẹ hay họ bố có gì khác nhau. Gấu khỏe mạnh, được chăm lo tốt nhất là được”. 

Chị thấy bà nói vô lý, lấy chồng chỉ mong con có họ bố, nói như bà khác nào bà không nhận cháu, chồng không nhận con? Chị ức lắm nhưng cũng chẳng biết phải làm thế nào. 

Sinh con xong, chị phải nghỉ thai sản không đi làm được. Có bao nhiêu tiền tích cóp trước đó, chị đã đưa cả cho mẹ chồng đưa cho chồng mở phòng khám. Chị bảo anh gửi tiền về nuôi con và chi phí hàng tháng, anh cũng gửi nên chị thấy cũng được an ủi phần nào.

Khi bé Gấu được gần 3 tháng tuổi, bà mang một loạt hóa đơn đã chuyển khoản cho chị đập xuống bàn nói: “Thiếu tiền nuôi con thì về mẹ đẻ mà xin. Sao chồng mới mở phòng khám gặp bao khó khăn mà còn bắt chồng chuyển khoản. Đúng là con vợ không biết điều”. Chị hiền lành nên thấy cứng họng.

Lần cuối cùng, bà về thăm chị và Gấu là lúc hai mẹ con chị đang ốm. Thấy chị nằm bẹp cả tuần liền nên hàng xóm gọi cho chồng chị về. Chồng chị chẳng về nên bảo bà về chăm. Nhưng vừa bước vào nhà, bà ném hộp bánh toẹt ở giường, đứng chạng chân, chống nạnh một tay chỉ vào mặt chị và bé, cất giọng ồm ồm chửi:

Cay đắng phận "dâu hờ", "vợ tạm" 2
Chị đứng chết lặng, lòng chị tan nát nhưng mắt chị ráo hoảnh. Chị bế con về lại Hà Nội tiếp tục tồn tại để nuôi con lớn (Ảnh minh họa)

“Con Gấu cô đẻ được thì nuôi được, gia đình tôi không có trách nhiệm”. Nói xong bà cắp đít đi. Gấu nghe bà quát nên khóc ầm lên còn chị nước mắt lưng tròng.

Cuộc sống buồn của mẹ con chị cứ thế trôi qua. Hai tháng không thấy hắn về, chị quyết định bế con đi tìm hắn ở phòng khám mới trên Lào Cai.

Đến đây, chị chỉ gặp được bà. Bà ghẻ lạnh chửi chị: “Mày ngứa hay sao mà đi tìm nó. Nó về với vợ nó rồi, mày ngu thì mày chết”. 

Chị đứng chết lặng, lòng chị tan nát nhưng mắt chị ráo hoảnh. Chị bế con về lại Hà Nội tiếp tục tồn tại để nuôi con lớn. 3 năm làm vợ tạm, dâu hờ của chị, chị đã chẳng có chút danh phận nào, lại còn bị chồng và mẹ chồng hờ lừa tiền. Ngẫm lại, chị cay đắng thấy mình quá dại dột..
.

5 nỗi lo sợ nhất của đàn ông mỗi khi bước chân về nhà

Mỗi khi bước chân về nhà, đàn ông luôn thầm lo sợ nhiều thứ. Nhất là khi thấy vợ im lặng không nói gì, thấy bản thân không có chỗ đứng trong gia đình, bị vợ quản lý giờ giấc hay thậm chí là “mềm” chỗ đó…


Đàn ông có nhiều những trách nhiệm gánh vác khác hẳn phụ nữ, thế nên bản thân họ cũng sẽ có nhiều lo lắng, sợ hãi riêng. Nếu được người phụ nữ của mình hiểu và cảm thông, họ sẽ được an ủi và cố gắng nhiều hơn.

Sợ vợ không nói gì

Sau một ngày tại nơi làm việc ra về, đàn ông thật sự không quá ngại sự mệt mỏi mà công việc mang lại nhưng họ sợ nhất khi về đến nhà mà thấy vợ buồn rầu hoặc chẳng nói chẳng rằng với họ bất cứ một lời nào.

Đàn ông sợ điều này bởi vì không phải họ đang có tật giật mình muốn che giấu vợ. Đơn giản là vì họ thấy lo sợ khi đối diện với những giọt nước mắt cũng như nỗi buồn sâu thẳm của người phụ nữ đang gắn bó. Hơn nữa, khi vợ đột nhiên không nói gì với chồng, họ tin chắc sau đó sẽ có cả một cơn giông tố, giận hờn sắp xảy đến với chính họ mà họ chưa biết xoay xỏa ra sao.

Sau một ngày tại nơi làm việc ra về, đàn ông thật sự không quá ngại sự mệt mỏi mà công việc mang lại nhưng họ sợ nhất khi về đến nhà mà thấy vợ buồn rầu hoặc chẳng nói chẳng rằng với họ bất cứ một lời nào (Ảnh minh họa)
Sợ vợ kiếm được nhiều tiền hơn chồng và “tỏ thái độ”

Khi bước chân về nhà, đàn ông sợ nhất người vợ của họ tỏ thái độ khi kiếm được nhiều tiền hơn chồng. Thực tế, những người đàn ông có ý thức và trách nhiệm luôn thấy mặc cảm khi vợ kiếm được nhiều tiền hơn họ dù cho có nhiều lúc họ cũng lấy đó làm động lực để cố gắng hơn nữa trong công việc.

Tâm lý đàn ông thường lo sợ bị vợ coi thường vì không lo được kinh tế gia đình, con cái, sự nghiệp không tiến triển. Vì lòng tự trọng, tự ái của đàn ông cao chót vót, nên nếu kiếm được nhiều tiền hơn chồng thì bạn cũng cố gắng đừng tỏ ra là mình hơn hoặc coi thường chồng nhé. 

Sợ bản thân không là trụ cột, không có chỗ đứng trong gia đình 

Ngoài nhiều nỗi sợ hãi khác, người đàn ông nào cũng rất sợ khi bản thân mình một ngày về nhà và không còn là chỗ dựa vững chắc cho vợ con. Họ sợ bị vợ đánh giá là bất tài vô dụng.

Bên cạnh đó, họ sợ bản thân không có chỗ đứng trong gia đình nhỏ của mình, sợ không là trụ cột trong mọi chuyện của gia đình. Nói chung khi đàn ông cảm thấy không có chỗ đứng trong gia đình, họ sẽ rất sợ và buồn.

Sợ vợ không chăm sóc gia đình toàn tâm toàn ý

Đàn ông rất sợ hãi khi phải để vợ tự do tự tại ra bên ngoài thoải mái. Họ sợ một ngày về nhà, vợ sẽ không còn tôn trọng, yêu thương và chung thủy với họ nữa. Vì thếm họ rất lo sợ khi thấy vợ không toàn tâm toàn ý chăm sóc gia đình nhỏ của mình.

5 nỗi lo sợ nhất của đàn ông mỗi khi bước chân về nhà 2
Đàn ông rất sợ hãi khi phải để vợ tự do tự tại ra bên ngoài thoải mái. Họ sợ một ngày về nhà, vợ sẽ không còn tôn trọng, yêu thương và chung thủy với họ nữa (Ảnh minh họa)

Khi vợ không còn chú tâm chăm sóc chồng con như xưa, đàn ông biết trong lòng vợ đã có những thay đổi. Và đàn ông rất sợ với những thay đổi này ở người phụ nữ của họ vì họ tin chắc gia đình sẽ gặp biến cố trong thời gian không xa.

Sợ vợ nói nhiều, nói dai và bị vợ quản lý thời gian

Một trong những điều ám ảnh và sợ hãi nhất của đàn ông là mỗi khi về nhà lại phải bùng nhùng lỗ tai từ lúc về cho tới khi đi ngủ vì có một người vợ nói nhiều và nói dai dẳng. Họ thật sự thấy mệt mỏi, chán ngán tận cổ với những câu chuyện tràng giang đại hải của vợ. 

Kinh khủng hơn, họ sợ mỗi khi về nhà lại vô tình rơi vào sự quản lý gắt gao của vợ về giờ giấc nghiêm ngặt khiến họ cảm thấy bị mất hết quyền tự do, thoải mái khi ở chính nhà mình
.

Gái già chọn chồng

Giờ nàng đã hiểu, mọi người nghĩ rằng những đối tượng trời ơi đất hỡi đó rất “xứng đôi vừa lứa” với nàng, vì nàng là gái già, ế xừ rồi, còn gì mà kén chọn. Có chồng là may lắm rồi còn gì nữa!?

Thấy nhiều người mới cập bến bờ 30 tuổi đã than ế loạn cả lên, nàng chỉ bật cười. Thế nàng băm đã băm sáu nhát thì là thể loại gì đây? Đích thị là ế sưng ế xỉa, ế không còn gì có thể ế hơn được nữa rồi.

Nói về cái sự ế của nàng cũng có lắm chuyện phết đấy! Nàng không hề thuộc dạng không có đàn ông dòm ngó tới nhé. Ngược lại, nàng còn được cầu hôn khi mới vừa chân ướt chân ráo ra trường đấy chứ! Nhưng lúc ấy nàng thấy còn quá sớm để lấy chồng, người yêu nàng lúc ấy thì muốn lấy vợ lắm rồi. Nhưng nhìn lại thấy mọi thứ vẫn chẳng ra đâu vào đâu: công việc chưa ổn định, trong tay chưa có gì, chưa có tiền tiết kiệm. 

Nghĩ cảnh lấy chồng phải ngay ngáy lo cơm áo gạo tiền, mắm muối tương cà, lo tiền biếu các cụ 2 bên, họ hàng rồi lo cho con… Nàng thấy sởn cả da gà mặc dù lúc ấy nàng đã có công việc thu nhập cũng tạm. Vậy là tình của nàng tan vỡ khi nàng từ chối lời cầu hôn.

Thấy nhiều người mới cập bến bờ 30 tuổi đã than ế loạn cả lên, nàng chỉ bật cười. Thế nàng băm đã băm sáu nhát thì là thể loại gì đây? Đích thị là ế sưng ế xỉa, ế không còn gì có thể ế hơn được nữa rồi (Ảnh minh họa)
Từ đợt đó tới khi nàng ngoài 30 cũng có khá nhiều người theo đuổi ấy nhưng vẫn chưa chọn được ai, phần cũng do nàng lao đầu vào công việc nữa cơ. Nàng không xinh nổi trội nhưng cũng có duyên, có học thức lại công việc ngon nghẻ (lúc ấy nàng đã là trưởng phòng cứng cựa của một công ty lớn). 

Nàng có đòi hỏi cao đâu, không cần chồng đẹp trai, giàu có, chỉ cần là người đàn ông chân thành, lịch sự, yêu vợ quý con và trân trọng cuộc sống gia đình. Nhưng nàng thấy quá nhiều người đàn ông tuy có tiền, có học mà tư cách chả hơn gì… đống phân cả.

Năm 34 tuổi, nàng quyết định gắn bó với một người. Lúc này nàng đã tích lũy được kha khá: có được 2 bằng đại học, một bằng thạc sĩ, ngoại ngữ lưu loát, có tiền tiết kiệm và mua được cả đất ở thành phố. Nhưng buồn thay, bố mẹ chàng lại chê nàng già, bởi vì “gái 30 tuổi đã toan về già”. Nàng đây lại 34 rồi mới chết chứ!

Mẹ chàng nói nàng những câu không ra gì, xúc phạm nàng, nàng tự ái. Và chàng nữa, chàng thấy nàng ương ương không chịu nhún mình, bợ đỡ mẹ chàng thì bảo thẳng vào mặt nàng cái kiểu như chàng làm ơn cho nàng khi chịu cưới nàng đấy, nàng liệu đường mà cư xử. Vậy là nàng chia tay, khi ấy nàng 35 tuổi.

Bố mẹ nàng biết tin thì ngất lên ngất xuống. Cứ tưởng tống được quả bom nguyên tử là nàng đi rồi, giờ lại hay tin nó chưa chịu đi, bảo sao không ngất cho được!? Họ hàng, bạn bè, đồng nghiệp nàng biết chuyện thì xông vào xỉa xói nàng, nào là già chát rồi còn làm cao, ế đậm rồi còn tưởng mình trẻ lắm. Có người còn bày mưu cho nàng úp sọt để làm đám cưới, nhà trai có phản đối gì cũng là sự đã rồi.

Nhưng nàng kiên quyết không bước chân về cái nơi họ không chào đón mình. Giờ đã thế, hỏi khi sống chung thì mâu thuẫn sẽ đẩy lên đến mức nào? Sau thấy nàng quyết chia tay thật thì mọi người bắt đầu đổ xô đi tìm mối cho nàng, kiểu như nàng không lấy chồng ngay thì nàng sẽ chết ấy.

Mối đầu tiên được đưa đến là một người đàn ông 40 tuổi, bị vợ bỏ theo trai vì ông ta hay rượu chè. Hiện tại đang sống với con gái riêng và được cho là đã bỏ hẳn tật rượu chè, tập trung làm ăn (làm công nhân). Nàng bẽn lẽn từ chối.  

Mối tiếp theo là một người đàn ông 50 tuổi, vợ chết, có 2 con riêng (một trai một gái) và có một căn nhà cấp 4 ọp ẹp. Dự định của ông ta là sẽ để lại căn nhà đó cho con trai làm của hồi môn, còn ông ấy lê cái thân già và hai bàn tay trắng đến ở với nàng trong căn nhà của nàng. Mọi tài sản ông ta để lại hết cho con cái rồi, với cái tuổi ấy thì vài năm nữa là về hưu, vậy ra ông ta đang tìm một chỗ dựa đến hết đời đấy chứ? Nàng không cần nghe tiếp, thẳng thừng cự tuyệt.

Mối tiếp nữa là một chàng trai tân, kém nàng 3 tuổi. Chàng này mới tốt nghiệp cấp 3, và hiện tại đang hành nghề tự do, công việc bấp bênh. Còn nghe nói, có lần chàng gây gổ đánh nhau bị đuổi việc cơ. Chuyện cờ bạc, lô đề nợ nần với chàng là chuyện như cơm bữa.

Mọi người cứ vun vào cho nàng, bảo là trai tân đấy, lấy được chồng trẻ sướng còn gì bằng. Rồi thì là có tiền thì đầu tư cho chàng quả xe, chàng đi học lái về làm nghề lái xe cũng ngon. Nàng choáng váng, gạt ngay không cần suy nghĩ.

Người thứ 4 nàng được giới thiệu là một chàng 43 tuổi, hiện đang thất nghiệp. Tình sử hôn nhân thì đã qua 2 đời vợ nhưng không nuôi con riêng của vợ nào mà chỉ nhận trách nhiệm chu cấp. Nàng nghe đến 2 đời vợ là đã sợ mất mật, không dám nghĩ tiếp đến những vấn đề khác nữa.

Ngoài mặt nàng không tỏ thái độ gì nhưng trong bụng thì nàng đang dở khóc dở cười và bực bội lắm đấy! Giờ nàng đã hiểu, mọi người nghĩ rằng những đối tượng trời ơi đất hỡi đó rất “xứng đôi vừa lứa” với nàng, vì nàng ế xừ nó rồi, còn gì mà kén chọn. Có chồng là may lắm rồi còn gì nữa!?! Hóa ra giá trị của gái già trong mắt thiên hạ lại bèo đến thế. Và giá trị phụ nữ hóa ra là bị giảm dần theo tuổi tác mà không được tính bằng những cái khác.

Nhưng mặc ai nói gì thì nói, nàng quyết không vơ bừa đâu, già thì già. Nàng kệ! Nhất là không lấy chồng chứ không kiểu lấy cho có tấm chồng.

Gái già chọn chồng 2
Hai năm sau, năm nàng 38 cái xuân xanh chẵn thì nàng mới lên xe hoa lần đầu. Chú rể của nàng là trai tân hẳn hoi, kém nàng một tuổi, có bằng tiến sĩ ở nước ngoài (Ảnh minh họa)

Hai năm sau, năm nàng 38 cái xuân xanh chẵn thì nàng mới lên xe hoa. Chú rể của nàng là trai tân hẳn hoi, kém nàng một tuổi, có bằng tiến sĩ ở nước ngoài. Chàng tuy không kiếm được thật nhiều tiền nhưng nàng đâu cần, 2 người chung sức thì cuộc sống gia đình vẫn rất ổn. Đặc biệt, chàng đối xử với vợ con cực kỳ chu đáo vì chàng hiểu rõ giá trị của nàng mà - một người phụ nữ có học thức, có công việt tốt và có sự chín chắn, đằm thắm.

Nhưng nàng chẳng bao giờ phải cảm ơn chồng về chuyện “chống ế” giúp mình đâu! Một người đàn ông tử tế và chín chắn dư biết giá trị của một người phụ nữ là thế nào. Còn những kẻ chọc ngoáy, dè bỉu chỉ vì nàng già thì nàng cũng chẳng cần bận tâm đến cho mất thời gian. 

Nàng gái già thì đúng là già thật đấy, nhưng trong công cuộc chọn chồng thì nàng vẫn là phải kiêu!
!

Vung Về



Thì thôi nhé, mùa Xuân em phía trước
dừng lại chi bên cánh cửa mùa đông
những tàn phai bên gối nhỏ se lòng
mai rồi có ngọt ngào hương tuổi mới

chút kỷ niệm treo tháng ngày diệu vợi
tình em trao ươm một chút hương bay
con chim nào khản giọng hót trên cây
theo nỗi tiếc mùa xuân không ở lại

nhánh tay vụng đêm nào mơ dấu ái
để bâng khuâng thao thức gọi đời nhau
hai mươi năm một bỡ ngỡ ban đầu
con tim lạc điệu tình buồn sấp ngửa

thì thôi nhé câu thơ chiều mở cửa
đẩy vào trăng vào gió những thưong yêu
những khát khao quay quắt đủ bao điều
rơi rụng xuống thì thầm theo giọt lệ

đừng ngần ngại giữa không, và có thể
thời gian đâu là liều thuốc nhiệm mầu
đời ngắn dài nào có nghĩa gì đâu
hoa tình ái vẫn dịu dàng nở muộn

mạc phương đình

Thứ Tư, 26 tháng 2, 2014

Cam chịu...

Mẹ Phương cứ nghĩ rằng vì Phương không có khả năng có con nên mới cam chịu cảnh chướng tai gai mắt đó. Nhưng có một điều mà mẹ Phương không thể ngờ tới, đó là cô không phải là người phụ nữ ‘điếc’ như chồng cô nói.
7 mẫu bạn gái khiến cuộc sống của đàn ông như địa ngục
Bà Xoan đầu tóc rũ rượi, tay cầm lấy cái chổi lông gà vừa đánh cô con gái vừa khóc. Rồi như không đứng vững nữa, bà ngồi thụp xuống ôm lấy ngực, rồi lại ôm lấy Phương:“Tỉnh lại đi con ơi, mẹ xin con đấy. Trời ơi là trời, con gái tôi đâu đến nỗi nào mà trời lại đày đọa nó đến cơ sự này thế hả trời”. Nhìn thấy cảnh này ai cũng ngậm ngùi thương xót cho phận đời của hai người phụ nữ trong cái gia đình bé nhỏ đó.

Bà Xoan chỉ có mỗi Phương là người con duy nhất. Khi Phương được 15 tuổi, chồng bà bỏ đi theo một người đàn bà khác cùng với đứa con riêng của họ. Người mẹ đơn thân cố gắng bám trụ lại thành phố, làm công nhân để nuôi đứa con khôn lớn, mong con thoát khỏi kiếp “ăn bám chồng” như bà từng nếm trải. Phương là niềm tự hào, niềm động viên an ủi duy nhất của bà.

May mắn thay, Phương lớn lên xinh đẹp, học giỏi, luôn được bạn bè hàng xóm thương yêu. Cô cũng có mối tình 2 năm với bạn học cùng trường nhưng rồi lại chia tay. Sụp đổ trong tình đầu, Phương cố gắng học và ra trường với tấm bằng loại ưu. Sau đó, cô được nhận vào làm việc tại sở Giao thông theo chính sách thu hút nhân tài của tỉnh nên bà cũng không phải xin xỏ mất đồng nào.


Chồng Phương bảo không cho phép cơ thể bẩn thỉu của cô mang thai con của anh ta, sau khi anh ta khám phá ra bí mật cô từng có mối tình hơn 2 năm với người đàn ông khác thời còn là sinh viên (Ảnh minh họa)


Thế nhưng, dường như cuộc sống đơn thân của hai mẹ con đã ít nhiều ảnh hưởng đến tính cách của Phương. Phương sống cam chịu, ngại va chạm, trầm lặng, yếu đuối. Cô sống hiền lành đến mức chẳng ai dám chọc ghẹo gì vì sợ Phương buồn hoặc tự ái. Nhiều lúc các chị trong cơ quan còn đùa nhau rằng “Mấy chàng trai đừng có ‘mạnh tay’ với cô em nhà tôi, kẻo mà có tội với tấm thân yếu mềm của em ấy”.

Rồi Phương cũng lấy chồng. Chồng cô cũng là một cán bộ công chức khác ngành. Nhưng hơn nửa năm sau ngày cưới, anh chồng thay tính đổi nết, trở thành gã chồng gia trưởng, dạy vợ bằng đòn roi. Anh ta giám sát tất cả mọi chi tiêu và những việc Phương làm. Ngay cả việc về thăm mẹ cũng thế, nếu Phương mà đi không hỏi thì biết tay anh ta ngay.


Người ta bảo lấy chồng thì sợ nhất là ở với mẹ chồng nhưng Phương lại hoàn toàn ngược lại. Bố mẹ chồng cô tử tế bao nhiêu thì chồng cô lại ‘trái khoáy’ bấy nhiêu. Anh ta sống ngang tàng không xem ai ra gì.

Trước đây cô cứ nghĩ tính cách mạnh mẽ như anh thì sẽ che chở được cho mẹ con cô tránh khỏi được những hạnh họe của thiên hạ. Giờ không ngờ cô lại đang phải từng ngày chịu trận với cái tính gia trưởng đó. Phương sống lầm lũi, nhẫn nhịn còn hơn cả cô Mỵ trong câu chuyện “Vợ chồng A Phủ” mà cô từng học thời phổ thông.

Ngay cả mẹ cô cũng không hiểu được sao Phương có thể sống được chừng đó năm dưới sự hành hạ của người chồng vũ phu đó. Ngay cả lúc chồng cô ngang nhiên công khai ‘thăng chức’ cho cô bồ của anh ta thành vợ hai, rồi những ngày nhà có giỗ chạp Tết nhất anh ta cũng đưa vợ và con trai của họ về nhà như là thành viên trong gia đình.

Anh ta còn chỉ thẳng tay và dằn mặt Phương nếu cô dám làm gì không phải với thằng con trời đánh, suốt ngày ngỗ ngược của anh ta. Phương cúi cổ sống như một cái bóng ẩn dật, cô xem chuyện chồng có vợ bé như là chuyện của nhà ai, cô không trách móc, không xỉa xói, không khen, không chê.

Phương tự đặt mình ra khỏi cái được gọi là gia đình đó. Cô cũng chưa bao giờ đánh gen, mà có lẽ không dám đánh gen thì đúng hơn. Cô vợ lẽ hình như cũng thấy cô hiền lành như con giun đất nên cũng chẳng đụng chạm tới cô, cũng chẳng giành giật lão chồng làm gì. Bởi cô ả biết đời nào lão bỏ đứa con ‘cục vàng, cục bạc’ của lão. Ả nắm đằng chuôi việc này là cái chắc.

Mẹ Phương cứ nghĩ rằng vì Phương không có khả năng có con nên mới cam chịu cảnh đó. Nhưng có một điều mà mẹ Phương không thể ngờ tới, đó là cô không phải là người phụ nữ ‘điếc’ như chồng cô nói.

Thực ra từ ngày lấy chồng tới giờ Phương cũng đã hai lần mang thai, nhưng người chồng vũ phu đó đã đập tan tia sáng cuối cùng của cô sau những cơn mưa đòn roi và những cú đạp mạnh.


Mẹ Phương cứ nghĩ rằng vì Phương không có khả năng có con nên mới cam chịu cảnh đó. Nhưng có một điều mà mẹ Phương không thể ngờ tới, đó là cô không phải là người phụ nữ ‘điếc’ như chồng cô nói (Ảnh minh họa)

Chồng Phương bảo không cho phép cơ thể bẩn thỉu của cô mang thai con của anh ta, sau khi anh ta khám phá ra bí mật cô từng có mối tình hơn 2 năm với người đàn ông khác thời còn là sinh viên. Anh ta bảo cô đừng hòng hy vọng ly dị, anh ta sẽ hành hạ cô tới chết mới thôi.


Đã nhiều lần cô có suy nghĩ giải thoát cho mình khỏi vòng luẩn quẩn này, để mẹ không còn phải thấp thỏm lo âu cho cô nữa, để mẹ bớt khổ nhục hơn. Nhưng với hoàn cảnh ‘thân cô thế cô’ như mẹ con Phương, thì liệu anh ta có buông tha cho hai mẹ con hay không? Biết đâu anh ta lại làm đau cả mẹ cô nữa thì biết làm sao?

Chuyện "giật mình" của những người vợ

Nhìn thấy vợ chồng hàng xóm dắt nhau ra tòa ly hôn, chị mới giật mình nhìn lại bản thân và cách hành xử của chị với cuộc hôn nhân của mình.

Vốn là một người phụ nữ sắc sảo, ít chịu nhún nhường người khác, chị Phương (Lĩnh Nam - Hà Nội) không chỉ bạo dạn, ghê gớm ngoài xã hội mà còn trở thành người vợ quái kiệt trong gia đình. Trong khi đó anh Việt - chồng chị, là một người đàn ông hiền lành, chăm chỉ, chiều vợ thương con đến mức được mọi người xếp vào hàng “sắp tuyệt chủng”. Lẽ thường với người chồng như vậy người phụ nữ sẽ hài lòng và hết mực trân trọng. Thế nhưng chị Phương thì không vậy. Chị chia sẻ rằng một phần vì chủ quan, phần khác vì cá tính sẵn có nên không mấy khi chị đề cao vai trò của chồng trong cuộc sống. Và giờ đây, khi trải qua gần 15 năm chung sống với chồng, chị mới giật mình vì bản thân đã có quá nhiều lần "trịch thượng" với chồng.

Trước đây, chị thường nghĩ những việc anh Việt làm, hoặc sự nhún nhường của anh ấy trong cuộc sống vợ chồng là điều tất yếu. "Trong hai vợ chồng, người này mềm thì người kia phải cứng, có như vậy mới chèo chống được gia đình... Cũng vì thế mà tôi lấn át vai trò trụ cột của anh ấy trong gia đình. Mọi việc công việc tôi đều độc lập đứng ra quyết" - chị nói.

Trong câu chuyện của chị với bạn bè, mỗi lần nhắc đến chồng, chị Phương thường nói những câu cửa miệng như "Ôi dào ôi, lão ấy lành như cục đất, chán lắm, việc gì cũng đến tay mình". Chị thừa nhận rằng có những lúc bản thân không thèm để ý đến những ý kiến của chồng. "Có những khi đuối lý với anh ấy thật nhưng tôi vẫn cố ăn thua đến cùng bằng cách gằn giọng, lớn tiếng để lấn át đi để chồng buộc phải nhường. Và chồng tôi luôn làm thế".

Cũng vì được chồng nhường nhịn nên chị Phương càng không nhận thấy rằng mình làm như vậy là quá đáng với chồng. Nhiều người cũng nói với chị rằng nếu chị cứ giữ thói quen cư xử như vậy sẽ đẩy anh Việt đến với người phụ nữ khác. Tuy nhiên chị vẫn chắc nịch "Có mà thách vàng cũng không dám". Chỉ đến khi chứng kiến cặp vợ chồng hàng xóm vốn được cả khu ca ngợi là yên ấm, hạnh phúc bỗng kéo nhau ra tòa ly hôn chị mới giật mình. Vợ chồng nhà hàng xóm ly hôn và chị thấy lo sợ vì chồng mình có thể đến lúc nào đó cũng giống anh hàng xóm hết chịu đựng nổi thói quen lấn át chồng của vợ.



Chị giật mình nhận ra những ngày tháng quá mình đã cư xử thô lỗ với chồng (Ảnh minh họa)

"Phải nói chuyện hàng xóm ly hôn không chỉ là cú đau nhớ đời của riêng chị hàng xóm mà cũng đòn mạnh khiến tôi giật mình thức tỉnh. Trước đến giờ tôi không quan tâm để ý đến lòng tự trọng của chồng. Tôi nhận ra vợ chồng chỉ hạnh phúc bền chặt khi cả hai tôn trọng lẫn nhau. Đã chung sống với nhau thì đừng nên quá đề cao cái tôi của bản thân. Chồng đã chấp nhận nhún nhường mình thì hãy lấy đó là hạnh phúc và cũng nên nhìn lại bản thân để điều chỉnh hành vi của mình. Vợ chồng không có nghĩa là có thể làm ẩu, nói bừa" - chị Phương nói.

Câu chuyện của vợ chồng chị Hương (Cầu Giấy - Hà Nội) cũng có những sự tương đồng với gia đình chị Phương. Và may thay chị Hương cũng kịp thời thức tỉnh, và đưa được con thuyền hạnh phúc của mình vượt qua cơn sóng ngầm do chính chị gây ra.

The lời kể của chị Hương, chồng chị vốn chỉ là công chức bình thường, mức lương thuộc hàng lẹt đẹt so với đồng nghiệp ở cơ quan. Công việc của anh chủ yếu là nghiên cứu. Trong khi đó, chị là sếp lớn của một công ty tư nhân. Chức vụ của chị Hương cao đồng nghĩa với thu nhập lớn. Bởi vậy, mỗi khi hết tháng, đến kỳ lương, anh đưa cho chị thì chị cười cợt nói anh giữ lại mà uống trà đá. Chị cũng thường than vãn, thể hiện sự bất mãn của mình về chồng khi chị mới chính là trụ cột kiếm tiền trong gia đình.

Chị cho biết, ngày anh chị mới lấy nhau, kinh tế khó khăn, trong khi chị mong muốn anh vùng lên làm kinh tế để vực gia đình dậy thì anh lại vùi đầu vào nghiên cứu khoa học. Thi thoảng anh bán ý tưởng mang về đưa cho chị một khoản tiền "có tấm có món". Vậy nhưng chị thì ngẫm nghĩ cuộc sống không thể trông mong vào những khoản tiền bấp bênh và đồng lương ít ỏi của chồng. "Tôi không muốn cuộc sống của hai vợ chồng lúc nào cũng trong cảnh giật gấu vá vai. Anh ấy thì cứ miệt mài theo đuổi khoa học. Chỉ còn cách tôi bứt ra và gạt mọi hi vọng ở chồng sang một bên, tôi quyết không để bản thân phải ngước mắt nhìn thèm những người phụ nữ khác" - chị Hương nói.

Chị cho biết thêm: "Cuộc sống kinh tế thị trường, trong khi nhà nhà đi buôn, người người trở thành tỉ phú. Dạo đó chồng tôi thấy vợ không hài lòng cũng trăn trở, cũng lao vào dạy thêm, nhận thêm việc. Thế nhưng với ngành nghề của anh ấy cộng với kiểu người miệt mài cho nghiên cứu thì số tiền anh ấy mang về không được là bao. Nó không đảm bảo mang lại cho chúng tôi cuộc sống đủ đầy. Tôi nghĩ rằng mình đã không thể trông mong gì ở một người chồng... vô dụng trong chuyện kiếm tiền".

Và chính bởi suy nghĩ đó, tiền lương anh mang về cho chị có tăng lên ngày một thì chị cũng chỉ coi số tiền đó chỉ đủ tiền uống trà đá: “Kinh tế gia đình bấn bít, ai cũng lao vào kiếm tiền để thỏa mãn mục tiêu riêng của bản thân khiến cho vợ chồng tôi ít trao đổi, trò chuyện với nhau” - chị Hương chia sẻ.

Miệt mài với công việc và những chuyến công tác dài ngày, chị Hương không để tâm xem cuộc sống của chồng thế nào. Đôi khi chị thấy anh ngập ngừng đứng trước cửa phòng làm việc của chị rồi lại thở dài đi ra. Nhưng vì công việc dở dang chị lại nhanh chóng gạt đi. "Đến lúc mẹ tôi ốm nằm trong viện. Tôi đi nước ngoài công tác gần nửa tháng trở về, vào viện thăm bà thì mới thấy chồng tất tả chăm nom, bón cho bà từng thìa cháo... Lúc này nhìn thấy bộ dạng của chồng tôi mới nhận ra suốt gần 4 năm qua tôi chỉ vùi đầu vào kiếm tiền, không còn để ý đến những việc xung quanh, đến cảm giác của chồng. Thậm chí có những lúc tôi thấy chồng vô tích sự... Cuộc sống của vợ chồng tôi đã có những con sóng ngầm nho nhỏ xem vào. Cũng may tôi kịp thời nhận ra cuộc sống vợ chồng nếu quá coi trọng đồng tiền thì cũng sẽ nhanh chóng tan như bọt biển" - chị Hương chia sẻ.

Chồng đòi ly hôn vì… không giỏi nội trợ

Đối với chị việc đi chợ và nấu ăn cho gia đình trở thành nỗi ám ảnh khủng khiếp, ngày nào trước khi đi làm về chị cũng phải suy nghĩ nát óc xem chiều này ăn gì, nấu món gì cho mọi người.

Chị và anh có một tình yêu đẹp từ thời sinh viên, ra trường 2 năm thì hai người có một lễ cưới hạnh phúc. Chị cứ tưởng cuộc sống sẽ mãi vui vẻ, tràn ngập yêu thương như vậy, nhưng cuộc đời không như là mơ, khi những mâu thuẫn nhỏ dần thành dai dẳng và bùng phát anh đã đòi li dị với chị chỉ vì chuyện ăn uống.
 
Trong gia đình chị được ba mẹ hết mực cưng chiều nên không phải làm gì cả từ nấu nướng đến giặt giũ, nên khi chị chuẩn bị cưới, mẹ đã khuyên đi học một lớp nội trợ. Chị cũng đăng ký và học hành khá chăm chỉ, nấu và chế biến được nhiều món ăn ngon làm hành trang cho cuộc sống gia đình. Chị đã rất tự tin rằng mình có đủ kiến thức và sự đảm đang để chăm lo cho bữa ăn gia đình.
 
Chồng chị là người rất yêu thương vợ, hiếu thảo với cha mẹ, hàng tháng đi làm anh đều đưa hết tiền lương cho chị, anh mong muốn chị chăm lo thật tốt cho gia đình, chỉ duy nhất một điều ở anh sau khi cưới về là anh cực kỳ khó tính trong chuyện ăn uống.
 
Sau khi cưới, cuộc sống vui vẻ chưa được bao lâu thì chị rơi vào trạng thái mệt mỏi, căng thẳng vì khả năng nội trợ của mình. Mẹ chồng chị sợ béo lại bị tiểu đường nên ăn uống rất khó tính, còn anh thì từ khi cưới xong trở lại là một chàng công tử thứ thiệt, anh không lăng xăng nhặt rau hay làm việc gì liên quan đến nội trợ giúp chị như ngày còn yêu nhau. Anh và mẹ luôn cho rằng đó là công việc của đàn bà con gái, mẹ anh thì bênh con trai chằm chặp, bà luôn quan sát xem chị nấu những gì, nhiều hôm đi chợ về đến nhà, bà giật luôn giỏ thức ăn trên tay chị rồi lôi từng thứ ra hỏi giá cả kiểm tra xem chị có biết trả giá, mua bán không, sau đó thì bà cầm từng mớ rau, miếng thịt lên săm soi, ngửi rồi chê thịt, cá không tươi ngon, rau không được xanh…
 
Chị bị stress vì việc nội trợ (ảnh minh họa)
 
Có hôm chị làm về muộn, chợ chiều chỉ còn lác đác, nhưng cũng gắng chọn lựa rồi mua đồ ăn về nấu, mẹ chồng chị cầm miếng thịt tôi mua trên tay rồi quát ầm lên “Cô mua bán thế này ah, thịt thà gì mà bèo nhèo, loại này chỉ có nấu cho chó, mèo, chứ nhà này làm sao mà nuốt”. Rồi chẳng kịp để chị phản ứng, bà ném luôn miếng thịt vào sọt rác, sau đó cả nhà ra tiệm ăn.
 
Tối đó chị ấm ức đến phát điên, công việc hàng ngày đã quá mệt mỏi, chiều đến bước chân ra khỏi công ty là chị chỉ muốn lao ngay về lên giường và ngủ một giấc, chẳng thiết ăn uống gì nữa. 
 
Chiều nào đi làm về chị cũng tạt ra chợ, lượn xe ngược xuôi mãi, mong muốn mua cho chồng và gia đình bữa ăn thật ngon thì về nhà toàn bắt gặp ánh mắt soi mói của mẹ chồng. Đã thế bữa ăn của bà lại cần phải cân bằng dinh dưỡng, không được quá nhiều chất tinh bột, uh thì bà có bệnh nên tôi ráng chiều.
 
Nhưng chồng chị thì sao, anh chàng dễ tính trong ăn uống ngày nào, giờ bỗng dưng thay đổi thái độ đến khó tin, mỗi bữa cơm anh chỉ chọc đũa qua loa rồi chê đồ ăn không tươi, không ngon, rau thì nát, canh nấu nhạt… Mỗi khi chồng chê thì mẹ chồng lại chêm vào mấy câu khó chịu, làm không khí bữa ăn trở nên nặng nề hơn, ai cũng chỉ muốn ăn qua quýt rồi đứng dậy.
 
Đối với chị việc đi chợ và nấu ăn cho gia đình trở thành nỗi ám ảnh khủng khiếp, ngày nào trước khi đi làm về chị cũng phải suy nghĩ nát óc xem chiều này ăn gì, nấu món gì cho mọi người. Chị cũng thường xuyên vào các diễn đàn nhờ tư vấn, rồi hỏi các chị em nhưng rốt cuộc vẫn chẳng thê tốt hơn. Vì chị không thể bỏ việc về sớm đi chợ mua đồ ăn tươi ngon. Hôm nào ở công ty mà có thêm chút việc phải ở lại sau giờ làm thì y như rằng chị vừa ngồi làm việc vừa lo lắng, không biết gi
 
 Dạo này chị và chồng xích mích nhiều hơn vì anh luôn mồm chê bai chị nấu không ngon, thức ăn mỗi bữa không phong phú, vì áp lực cả ngày nên hôm qua chị đã buột miệng nói: “Có mà ăn là tốt rồi, giỏi thì anh tự về đi chợ mà mua thức ăn” thì anh nói ngay “ tôi lấy vợ về để sinh con và chăm lo việc ăn uống cho gia đình, chứ không phải lấy về làm cảnh, mỗi việc đi chợ nấu nướng mà cô lo không nổi thì còn làm cái gì nữa, hay cô muốn tôi ly hôn để lấy vợ khác?”. Chị sững sờ không ngờ chỉ vì việc đi chợ, nấu ăn mà anh lại thốt ra những lời nói ấy, những câu nói như đâm thẳng vào tim chị, anh tuyệt tình với chị thế sao. 
 
Mẹ chồng chị cũng đứng ở đó, bà tỏ ra mãn nguyện vì con trai mình chửi thẳng mặt chị, rồi nguýt dài nói “Ai cũng đi làm cả ngày mệt mỏi rồi, bữa ăn là thời điểm để cả nhà quây quần, vui vẻ bên nhau, cô đi chợ toàn mua đồ không ngon về thì ăn uống ngon sao được”. Suốt bữa cơm chị chẳng thể nuốt nổi vì cảm giác đắng và nghẹn nơi cổ họng, cứ nghĩ đến câu nói của chồng là chịại chực trào nước mắt.
 
Cuộc khẩu chiến giữa chị và chồng nhiều hơn, anh cho rằng chị không quan tâm tới sức khỏe của mẹ chồng. Nhưng anh đâu hiểu được chị cũng chỉ là một con người bình thường, làm sao chị có thể ba đầu sáu tay mà lo hết các công việc ở công ty rồi đến việc dọn dẹp nấu ăn ở nhà. Đi làm cả tuần vất vả, cuối tuần chỉ muốn nghỉ ngơi một chút nhưng chị đã phải cắt bỏ khoảng thời gian nghỉ của mình để dậy sớm đi chợ nấu ăn, chế biến những món lạ ngon cho gia đình, rồn lau dọn nhà cửa, giặt giũ quần áo, từng đó công việc tưởng chừng như ít, nhưng nó chiếm hết cả thời gian, thế nhưng chồng chị không hiểu và cảm nhận được những việc chị làm thì phải.

Ê chề người đàn bà “đuổi hình bắt bóng”


Ngày xưa, Xúy Vân diễn kịch giả dại để Kim Nham cho cô được tự do, giờ đây chị cũng sẽ phải nghĩ ra cách để chồng tự chủ động ly hôn chị mới được.

Chồng chị là một người đàn ông không phải đẹp trai, hào hoa, lãng mạn gì cho cam. Anh thậm chí còn khô khan, cục mịch và khá thô lỗ. Chẳng bao giờ được nghe một câu nói ngọt ngào, dịu dàng nào, chị còn thường xuyên bị anh lớn tiếng mắng mỏ, quát nạt mỗi khi không vừa ý.

Chị chán chồng. Chị chán tất cả mọi thứ ở anh, chán cái bóng dáng thô ráp ấy, chán giọng nói ồm ồm và chán ngán những lúc anh cáu giận. Đến với nhau ban đầu không phải vì tình yêu, rồi sống với con người ấy gần chục năm nay, đối với chị chỉ toàn là chịu đựng và chịu đựng.

Nhưng thực ra, nếu chị chịu nhìn vào mặt tốt của anh, chịu đem anh so sánh với những người đàn ông tệ bạc đầy rẫy trong xã hội hiện nay, chị sẽ thấy anh đáng quý và đáng trân trọng hơn nhiều. Anh chưa bao giờ lăng nhăng mèo mỡ bên ngoài, cờ bạc cũng không, rượu chè thi thoảng vui mới làm vài chén.

Tiền anh làm ra, anh đều đưa hết cho chị hoặc sắm sửa về cho vợ và con gái, không tiêu phung phí một đồng nào bên ngoài. Tính cách anh như vậy, cũng không phải là không thể “ứng phó” được, chỉ cần chị mềm mỏng một chút thì anh lại nhũn như con chi chi ngay thôi. Bởi sâu trong lòng anh, anh yêu thương vợ con và gia đình nhỏ của mình thật lòng.


Chị chán chồng. Chị chán tất cả mọi thứ ở anh, chán cái bóng dáng thô ráp ấy, chán giọng nói ồm ồm và chán ngán những lúc anh cáu giận (Ảnh minh họa)


Ấy thế nhưng chị chưa khi nào nhìn vào điều đó. Chính vì thế, chị mãi vẫn cứ chán chồng. Đó cũng là điều dễ hiểu khi hắn ta xuất hiện, chị dễ dàng chị lay động và ngã vào vòng tay hắn lúc nào không hay. Hắn nói hắn yêu chị, mê mệt vẻ đẹp mặn mà và sự duyên dáng của chị. Hắn nói muốn cưới chị. Chị tin hết và bắt đầu mơ mộng.


Bên hắn, khỏi phải nói, đó là thiên đường, là mật ngọt. Bao ngày tháng qua chị mong mỏi một lần được sống như thế, giờ đây đã trở thành sự thật. Chị ngất ngây trong men say đam mê đến quên cả đường về. Anh thì vẫn lầm lũi đi về, chăm chỉ làm lụng để kiếm thêm thu nhập cho gia đình, chẳng mảy may biết vợ đang lên kế hoạch sao cho rời bỏ mình một cách nhanh chóng nhất.

Chị không muốn mang tiếng là người đàn bà ngoại tình rồi về bỏ chồng bỏ con. Điều ấy sẽ để lại tiếng nhơ cho chị và bố mẹ. Ngày xưa, Xúy Vân diễn kịch giả dại để Kim Nham cho cô được tự do, giờ đây chị cũng sẽ phải nghĩ ra cách để chồng tự chủ động ly hôn chị.

Thế là từ khi ấy, chị trở thành người đàn bà ghen tuông vô lối. Chị bắt lỗi anh từ cái nhỏ nhất, từng tin nhắn bàn chuyện công việc của anh với đồng nghiệp nữ, từ chuyện anh đi họp lớp nhân tiện đèo cô bạn về vì tiện đường. Mỗi lần bắt gặp một vụ như thế, chị như vớ được vàng (vì đối với anh những vấn đề liên quan đến phụ nữ là rất hiếm gặp). Chị lu loa lên, làm cho tanh bành ra hết mức có thể mới thôi.

Chị cũng trở thành một cô con dâu ghê gớm, nanh nọc và sẵn sàng không chịu nhượng bộ mẹ chồng dù chỉ một chút. Cuộc sống chung sao tránh nổi những va chạm không đáng có, nhưng thay vì tặc lưỡi cho qua hoặc tìm cách giải quyết hòa bình như trước kia thì giờ chị bất chấp chuyện to chuyện bé, đều đứng lên hùng hổ đốp lại mẹ chồng chan chát.

Gia đình bỗng dưng loạn cào cào vì những mâu thuẫn và cãi vã liên tiếp. Cho đến ngày, chị đứng giữa nhà chỉ thẳng mặt mẹ chồng mà hét lên rằng: “Bà tưởng bà hay ho lắm à mà lên mặt dậy đời? Bản thân đã chẳng ra gì rồi, lại sinh ra được thằng con trai cũng chẳng khá khẩm gì hơn!”. Anh là người vốn thô lỗ, cục mịch nhưng chưa khi nào anh động chân động tay với vợ cả. Vậy mà hôm đó anh đã tát chị - cái tát đầu tiên.

Chị bù lu bù loa lên, nói anh vũ phu, anh đánh vợ và đòi anh viết giấy ly hôn. Chị nghĩ anh là người đàn ông vô tâm vô tính nhưng thật ra anh hiểu hết. Anh biết, khi đến với anh chị không có tình yêu, bao năm qua sống với nhau chị cũng chưa thực sự được vui vẻ. Anh cũng không nghĩ đến khả năng chị có người khác đâu, vì anh không nỡ nghĩ xấu về chị như thế, nhưng anh cho rằng, có lẽ chị đã quá mệt mỏi với cuộc hôn nhân mà chị không hào hứng này rồi. Thôi thì, anh sẽ là người giải thoát cho chị.

Lúc anh im lặng viết lá đơn ly hôn, chị cũng cảm thấy hơi tiêng tiếc cái gia đình vốn dĩ đang ổn định và yên ả này. Nhưng cứ nghĩ đến cảnh phải sống hết đời với người chồng ấy thì chị lại cảm thấy không thể chịu đựng nổi. Ngoài kia, có người tình nồng nàn đang vẫy gọi chị, chị còn chần chừ gì nữa?

Ra tòa, chị được chia một nửa tài sản chung của gia đình, cũng là một khoản kha khá do anh làm ăn chăm chỉ, tích góp được thời gian qua. Con gái chị, ban đầu chị muốn nhận nuôi con, nhưng anh tranh giành ghê quá nên chị cũng nhường anh. Vì chị e là mình cũng không có nhiều thời gian dành cho con nên con ở với bố có lẽ sẽ tốt hơn.

Thời gian đầu được tự do đến với nhau, chị với bồ đúng là như đang sống trong thiên đường. Với khoản tiền sẵn có, chị và hắn ta tha hồ tận hưởng những thú vui ăn chơi và đắm chìm trong tình ái. Nhưng khi tiền hết cũng là lúc tiệc tàn, tình hết. Hắn ta nhanh chóng rời bỏ chị để đi tìm những cuộc vui khác, chỉ vứt lại cho chị một câu nói lạnh lùng: “Gái già lại nghèo thì ai thèm nữa chứ!”.

Hắn ta nhanh chóng rời bỏ chị để đi tìm những cuộc vui khác, chỉ vứt lại cho chị một câu nói lạnh lùng: “Gái già lại nghèo thì ai thèm nữa chứ!” (Ảnh minh họa)

Lúc này chị dường như mới bừng tỉnh cơn mơ, trước thực tại quá phũ phàng trước mắt chị như muốn ngất đi vì tuyệt vọng. Hóa ra, khoảng thời gian qua chỉ là bong bóng, là ảo ảnh, giờ đã tan biến không còn dấu vết. Nhưng những đau đớn và ê chề trong chị bây giờ là có thật. Chị chỉ còn tay trắng: không tiền, không người tình, gia đình thì chị đã rũ bỏ rồi.

Thực ra, đó là cái kết tất lẽ dĩ ngẫu cho trường hợp như chị. Nhưng không hiểu chị đã quá ngây thơvà non nớt khi đi hy vọng vào một điều viển vông như thế hay chị nghĩ rồi mình sẽ là một ngoại lệ… Ê chề thay người đàn bà đuổi hình bắt bóng…

Thứ Ba, 25 tháng 2, 2014

Đỏ mặt vì người yêu… “thân mật” nơi đông người


“Mình cũng từng bị nhiều người nhìn với ánh mắt vừa ái ngại vừa coi thường do bị đánh giá là suồng sã, thân mật quá với đàn ông chốn đông người” – là chia sẻ của H.N.

Từng nhiều lần bị người qua đường dừng lại nhìn chòng chọc, quát tháo khi người yêu đang ôm hôncuồng nhiệt, T.V ngượng ngùng nói: “Mình và bạn trai yêu nhau được 2 năm. Anh ấy là người tốt tính. Mình không có điều gì phàn nàn ngoài việc anh ấy… không ý tứ khi thể hiện tình cảm với mình”.

T.V cho biết đã rất nhiều lần hai người đi chơi với nhóm bạn thân của mình, cả nam, cả nữ thế nhưng anh chàng người yêu luôn có những cử chỉ thân mật quá đà với T.V khiến cho hội bạn “mắt tròn, mắt dẹt”.

“Cùng bạn bè đi chơi, trong số bạn bè đó thì chỉ có chúng mình là một cặp. Thế nhưng anh ấy không bao giờ để ý đến điều đó. Cư xử không chừng mực giống như khu vực đó chỉ có hai đứa vậy. Cứ lúc lúc anh ấy lại bất ngờ hôn chụt vào má, vào môi. Thậm chí có những lúc đưa tay sờ soạng chỗ này chỗ kia. Mình đã nhiều lần nhắc nhở khéo nhưng anh ấy bảo đó là hành động bình thường của những người yêu nhau” – T.V kể.


T.V chia sẻ thêm: “Đáng ra việc yêu nhau, thể hiện tình cảm với nhau là điều tốt đẹp. Thế nhưng chính vì sự bạo dạn thái quá của anh ấy mà mình luôn thấy ngượng ngùng và muốn lảng tránh. Bạn bè mình cùng tuổi nhưng trước mặt họ dù sao cũng phải ý tứ. Hơn thế, truyền thống văn hóa của người Việt mình ưa kín đáo vì thế cho dù hiện đại thế nào thì việc hôn, đụng chạm cơ thể vẫn là hành động khiếm nhã đối với nhiều người. Chưa kể khi bắt gặp người quen, mình sẽ bị đánh giá có lối sống không lành mạnh”.

Từng vài lần bị bắt gặp trong lúc người yêu đang ôm ghì và hôn “ngấu nghiến” tại rạp chiếu phim, quán café…, V.H cũng đồng thời nhận được những lời xì xào, ánh mắt không thiện cảm từ những người xung quanh. Và cho đến giờ, V.H vẫn đỏ lựng mặt mỗi khi bị ai đó nhắc lại. “Lúc bị anh ấy ôm ghì rồi hôn như chốn không người, mình thấy nóng bừng mặt khi nghe mọi người xì xào. Nhưng mình càng đẩy anh ấy ra thì anh ấy lại càng ôm chặt hơn. Có lần hai đứa đã bị bảo vệ tới khều vai, kéo ra và… yêu cầu ‘đi chỗ khác thể hiện tình cảm’” – V.H kể lại.


Cô ngượng đỏ mặt vì người yêu bất ngờ ôm choàng, hôn ngấu nghiến mình (Ảnh minh họa)

V.H còn nhớ hôm cô tranh thủ ngày gia đình có giỗ đã đưa Q. - người yêu cô, về quê ra mắt bố mẹ. Trên suốt quãng đường về quê, ngồi trên xe khách chật kín người với đủ độ tuổi, Q, vẫn hồn nhiên có những cử chỉ thân mật thái quá. “Anh ấy suồng sã một cách thái quá. Người trẻ tuổi trên xe thì cười khúc khích, còn người già thì chẹp miệng, lắc đầu. Mãi tới khi có một bác gọi thẳng vào mặt hai đứa nói ‘Các cô các cậu không coi ai ra gì, giữa thanh thiên bạch nhật mà quấn vào nhau thế à?’ anh ấy mới chịu buông tôi ra. Lần đó đúng là nhớ đời và tôi cũng tranh thủ sự kiện đó vạch ranh giới luôn với anh ấy” – V.H chia sẻ.

“Mình cũng từng bị nhiều người nhìn với ánh mắt vừa ái ngại vừa coi thường do bị đánh giá là hư hỏng, suồng sã, thân mật quá với đàn ông chốn đông người” – là chia sẻ của H.N (Đống Đa – Hà Nội).

H.N cho biết trước đây cô cùng từng nhiều phen “nóng mắt” với cảnh tượng yêu đương chốn công cộng nên cô hiểu người khác đánh giá, nhìn nhận không tốt về mình khi bị bắt gặp đang hôn đắm đuối người yêu. H.N chia sẻ: “Vì nhà mình và nhà anh ấy cùng phố nên sáng sớm hai đứa thường hay ra công viên gần nhà chạy bộ. Thời gian đầu thì mọi chuyện không có gì. Nhưng hôm đó, trong lúc hai đứa đang chạy thì anh ấy tạt vào ghế đá ngồi. Mình nghĩ anh ấy mệt nên cũng dừng lại… thế là anh ấy bất ngờ ôm chầm lấy mình rồi… hôn”.

Khi đó, công viên đa số là những người cao tuổi đi tập thể dục “Mình biết điều đó nên đẩy anh ấy ra. Tuy nhiên mình càng đẩy thì anh ấy càng hăng và cứ ôm ghì lấy. Không cần biết trời đất là gì nữa. Đến khi nghe mấy cụ già đi qua nói rằng ‘Bọn trẻ bây giờ hư đốn, thoải mái quá…’ thì mình xấu hổ, vùng chạy…” – H.N nói.

H.N thổ lộ thêm rằng “Việc thể hiện tình cảm giữa hai người không có gì là xấu, là sai. Nhưng cái sai của mình và anh ấy là đã không kín đáo. Hành động quá thân mật, suồng sã nơi đông người của chúng mình có thể khiến người khác đánh giá là không tôn trọng họ”.

Suốt 2 tuần nay, T.D (Minh Khai – Hà Nội) giận người yêu vì tội “cưỡng hôn” mình nơi công cộng, khiến cho bao người “nhức mắt”, khó chịu. T.D cho biết cô buộc phải đưa ra quy định, bắt người yêu tuân thủ không được nắm tay, ôm hôn, thân mật… nơi đông người, thì cô mới chấp nhận tiếp tục hẹn hò. “Anh ấy có vẻ ấm ức nên đang ‘mặc cả’ lại điều khoản đó với mình. Tuy nhiên mình sẽ kiên quyết vì một lần xấu hổ tới mức không ngẩng mặt lên được là quá đủ rồi” – T.D cho hay.

Theo lời T.D kể thì hai tuần trước đó, trong một lần đi ăn, giữa cửa hàng đồ ăn nhanh đầy trẻ con, anh chàng người yêu cô đã không ngại ngần ôm choàng lấy cô mà hôn hít. Bất ngờ, chưa kịp phản ứng gì thì T.D và người yêu đã nhận được ngay lời góp ý chao chát của một chị. “Khi nghe chị ấy nói rằng ‘Ở đây có nhiều trẻ con nhưng không phải vườn thú. Thích diễn trò thì đi chỗ khác’ mình đã ngượng đến mức chỉ biết cúi gằm mặt và đi ra ngoài. Cũng vì thế mà mình không muốn anh ấy tái diễn lại hành động đó nới đông người nữa” – T.D bộc bạch.

Chấp nhận nuôi chồng ăn bám và ngoại tình vì... vô sinh

Để giữ được cái gọi là chồng, để không chịu điều tiếng, chị phải chấp nhận sống chung với sự thực cay đắng: đó là nuôi người chồng ăn bám và còn đi ngoại tình với mức độ ngày càng ngang nhiên và trơ trẽn.

Ngày biết mình khó có khả năng có con, chị T. (Lê Chân, Hải Phòng) tưởng như mọi sức lực của mình bị rút hết. Chị và anh Q. lấy nhau 2 năm không có bầu, chị vừa lo vừa sợ. Đến khi đi khám, đứng trước sự thật rành rành, chị như rơi vào tuyệt vọng.

Có người phụ nữ nào không khao khát làm mẹ? Chị T. cũng vậy. Hai năm ngày nhớ đêm mong có được một thiên thần của riêng mình mà không trở thành hiện thực. Giờ lại đón nhận cái tin dữ này khiến chị khóc hết nước mắt. Biết chồng và nhà chồng cũng mong lắm một đứa trẻ để ẵm bồng, chị càng đau khổ và thấy mình có lỗi vô cùng.

Chị lao vào chạy chữa thuốc men các kiểu. Cứ nghe thấy ở đâu có ông lang nào chữa mát tay là chị lại tìm đến. Cực khổ trăm bề nhưng chính niềm hy vọng có ngày có tin vui đã tiếp thêm cho chị động lực và sức mạnh để vượt qua tất cả.


Để giữ được cái gọi là chồng, để không chịu điều tiếng, chị phải chấp nhận sống chung với sự thực cay đắng: đó là nuôi người chồng ăn bám và còn đi ngoại tình với mức độ ngày càng ngang nhiên và trơ trẽn (Ảnh minh họa)


Chị để hết tâm trí của mình vào việc chạy chữa trong một thời gian khá dài, cũng xao lãng không quan tâm đến chồng nhiều như trước. Công việc công ty quá bận rộn và việc chữa bệnh thật sự đã chiếm trọn thời gian cũng như tâm trí của chị rồi. Đến khi ý thức được sự thay đổi lớn ở chồng thì cũng là lúc chị phát hiện anh có bồ.

Anh Q. là một nhân viên nhỏ với mức lương cũng “hẻo” vô cùng, có lẽ đủ anh trà thuốc và ăn sáng. Bình thường, chị T. là lao động làm ra kinh tế chính trong gia đình.


Nhiều lúc chị cũng buồn về chồng mình không được giỏi giang như người ta nhưng nghĩ đến những ưu điểm như hiền lành, không chơi bời gì của anh thì chị lại AQ rằng: “Còn hơn ối người!”. Nhưng ai ngờ, nhân lúc chị tất bật công việc và lo chạy chữa bệnh tật thì anh vì có nhiều thời gian rảnh làm bạn với facebook suốt ngày và chát chít tán tỉnh các em gái. Và chuyện gì đến cũng đã đến: anh đã ngoại tình!

Bị vợ phát hiện, anh liền thẳng thắn thừa nhận lỗi lầm của mình. Nhưng lí do anh đưa ra lại như một mũi kim đâm vào tim chị: “Vì quá buồn phiền chuyện con cái nên anh thấy trống trải, cần người tâm sự nên mới xảy ra chuyện như vậy. Anh xin lỗi và hứa với em, đây sẽ là lần duy nhất!”.


Anh còn quỳ xuống cầu xin sự tha thứ của chị. Chị chỉ biết âm thầm khóc. Mặc cảm bệnh tật của bản thân đã khiến chị mất đi cả sự ghen tuông đáng nhẽ ra phải có của một người vợ có chồng phản bội. Và chị chấp nhận tha thứ cho anh với suy nghĩ rằng, có lẽ đúng là anh quá buồn phiền chuyện con cái thật nên mới sa ngã.

Nhưng rồi chẳng bao lâu sau chị lại phát hiện ra anh vẫn ngựa quen đường cũ, lại cặp kè với một cô nàng khác. Trước đây, mặc cảm mình vô sinh nên cảm giác yếu thế hơn chồng, lại là người kiếm tiền chính nên sợ anh tự ti, vì thế xe đẹp, điện thoại đắt tiền, quần áo đẹp chị mua đều sắm cho anh đầy đủ chả thiếu gì.


Để giờ đây anh mang những thứ đó đi lấy le với bồ. Chị T. thấy cay đắng vô cùng. Anh lại còn mang bệnh của chị ra để ngụy biện hết lần này tới lần khác. Một lần thì chị còn cố tin, chứ đến lần thứ 2 thì chị biết, tất cả chỉ là cái cớ mà thôi.

Biết là thế nhưng chị T. vẫn chọn cách im lặng và tiếp tục sống bên chồng. Điều đó không có nghĩa là chị tha thứ cho anh. Chỉ là chị sợ chuyện bung bét ra, bố mẹ chị biết lại lo lắng và buồn phiền. Sức khỏe bố chị đã kém lắm rồi. Chị vẫn nói với bố mẹ là đang kế hoạch mặc dù ông bà giục giã chuyện con cái rất nhiều lần. Chị muốn nhân thời gian này cố gắng chạy chữa để thật nhanh cho bố chị được nhìn thấy cháu ngoại khi còn có thể.


Tủi phận mình khó khăn đường con cái bao nhiêu, chị lại càng buồn chán và thất vọng về người chồng vô tâm và bội bạc bấy nhiêu. Chị khó có con, anh đã không chung vai sát cánh cùng chị, động viên chị thì thôi lại còn đi cặp bồ rồi mang bệnh tật của chị ra làm lí do bao biện.


Thường ngày chị cứ nghĩ, thôi thì ông trời không chị một người chồng giỏi giang nhưng ít ra anh là người tử tế, yêu thương vợ. Nhưng hình như, vào lúc khó khăn này, chị mới biết được lòng yêu thương vợ của anh hóa ra chỉ có chừng ấy?



Tủi phận mình khó khăn đường con cái bao nhiêu, chị lại càng buồn chán và thất vọng về người chồng vô tâm và bội bạc bấy nhiêu (Ảnh minh họa)


Nhất là sau đó, khi biết được điểm yếu, nắm được cái thóp của chị chính là mặc cảm bệnh tật và lo nghĩ cho bố mẹ, cho rằng chị chẳng bao giờ dám làm to chuyện, anh Q. càng được đà lấn tới. Mỗi khi bị vợ phát hiện tán tỉnh, hẹn hò với gái, anh chẳng còn lo sợ nữa mà thản nhiên nói vài lời xin lỗi cho lấy lệ rồi sau đó đâu vẫn lại đóng đấy.

Giờ đây chị cũng chẳng biết làm thế nào cho đúng nữa. Chị thực sự quá chán ngán người chồng ngày càng tệ bạc ấy rồi. Nhưng nếu li dị, bố mẹ chị sẽ mang tiếng, sẽ phải chịu nhục nhã khi có đứa con gái vừa vô sinh vừa bị chồng chán bỏ đi theo gái.


Còn không, để giữ được cái gọi là chồng, để không chịu điều tiếng, chị phải chấp nhận sống chung với sự thực cay đắng: đó là nuôi người chồng ăn bám và còn đi ngoại tình với mức độ ngày càng ngang nhiên và trơ trẽn.

7 năm chấp nhận sống dưới "lốt" một người khác


Em không thể mãi chấp nhận sống dưới lốt một người khác được nữa. Sai lầm của em là nhiều năm đã sống như mẹ muốn, như mẹ yêu cầu. Và sai lầm lớn nhất là em đã cố gắng để lấy chồng như những người bình thường khác không chỉ 1 mà còn là 2 lần.

Chị Tâm An thân mến!

Em năm nay 32 tuổi, là một đồng tính nữ. Em là con một, nhà chỉ có 2 mẹ con nhưng sự chia sẻ tâm tư tình cảm giữa 2 mẹ con hầu như không có. Sai lầm của em là nhiều năm sống như mẹ muốn, như mẹ yêu cầu. Và sai lầm lớn nhất là em đã cố gắng để lấy chồng như những người bình thường khác không chỉ 1 mà còn là 2 lần.


Người chồng đầu tiên bị yếu sinh lý nên chúng em chia tay đơn giản và nhẹ nhàng. Người thứ 2 thì vợ mất sớm và có một cô con gái nhỏ. Em và gia đình nhà chồng rất hoà hợp không có vấn đề gì xảy ra. Nhưng chuyện vợ chồng dĩ nhiên là sự đày đoạ đối với cả 2.


Gần ngày cưới anh ấy biết rõ chuyện của em, biết rõ người em yêu là ai nhưng vẫn chấp nhận và vẫn quyết định cưới. Cả 2 đều lầm tưởng về khả năng của chính mình và có niềm tin sai lầm về người còn lại. Em thì tin tình yêu của anh ấy đối với người vợ cũ đủ lớn để chỉ cần em làm mẹ cho con anh ấy và làm bạn với anh ấy. Còn anh ấy thì tin tình yêu của mình sẽ làm thay đổi được tình cảm của em.


Em năm nay 32 tuổi, là một đồng tính nữ. Và sai lầm lớn nhất là em đã cố gắng để lấy chồng như những người bình thường khác không chỉ 1 mà còn là 2 lần (Ảnh minh họa) 


Quả thực khi quyết định kết hôn lần nữa em đã có ý định sẽ chấm dứt với người em yêu vì suốt cả thời gian 7 năm yêu nhau em đã làm cô ấy khổ rất nhiều, quyết định chấm dứt để không làm cô ấy khổ nữa. Nhưng chúng em không làm được.


Sau tất cả những tổn thương thì cả 2 vẫn yêu nhau, thậm chí còn yêu nhiều hơn trước. Và cho dù có không bên nhau nữa thì em cũng không thể yêu nổi bất kỳ một người đàn ông nào khác. Cuộc sống vợ chồng chỉ có thể êm đẹpp trong tháng đầu tiên nhưng rồi sau đó, là một người đàn ông bình thường thì anh ấy không thể chịu nổi nữa.


Những bức xúc dồn nén, không được giải toả cuối cùng cũng thoát ra bằng hành động, bằng những lời không nên nói ra. Dần dần thì sự tôn trọng của em dành cho anh ấy cũng bị những hành động đó xoá sạch. Anh ấy nhiều lần yêu cầu li hôn để giải thoát cho cả 2, đến khi em đồng ý thì lại gây khó khăn.


Em đã viết đơn li hôn nhiều lần theo những yêu cầu mỗi ngày một cay nghiệt của anh ấy. Và lá đơn cuối cùng theo yêu cầu là em đứng đơn, ghi rõ lí do em là người đồng tính và gửi Toà án Quận nơi em cư trú. Anh ấy cũng yêu cầu em quay về nhà mẹ em ở. Tất cả những việc đó em đã thực hiện vì thấy không sống yên ổn với nhau chứ đừng nói đến chuyện hạnh phúc, em không thể làm khổ anh ấy mãi được.


Quan trọng hơn là em không thể chấp nhận sống mãi dưới lốt một người khác được nữa. Em cần phải sống là chính mình. Giờ em chấp nhận đối diện với tất cả những khó khăn trước mắt, kể cả ảnh hưởng đến cuộc sống của mẹ con em hay sự nghiệp của em (vì anh ấy đã doạ sẽ đến khu nhà em và cơ quan em làm việc để rải bản sao đơn li hôn cuối cùng của em).


Em sai và em cần phải sửa lại lỗi sai của mình. Không biết với lí do về giới tính của mình em có thể đơn phương li hôn được không vì có lẽ là anh ấy sẽ không ký đơn thuận tình li hôn nữa. Giờ anh ấy muốn níu kéo chỉ vì muốn giữ thể diện của bản thân và gia đình.


Nhưng nếu em chấp nhận thì sẽ lại là sự lặp lại và tăng dần những khổ ải của cả 2. Cuộc hôn nhân này mới chỉ kéo dài 3 tháng nhưng đã bộc lộ tất cả những lí do để không thể tiếp tục được nữa. Nó cũng như một khối u, cần được phẫu thuật cắt bỏ, có đau dữ dội một lần nhưng không đau âm ỉ kéo dài.


Em mong sự chia sẻ và lời khuyên cho em để giải quyết được tình trạng này sớm nhất.


(P.M.H)


Chị Tâm An trả lời:


Em thân mến!


Cảm ơn em đã chia sẻ với chị những băn khoăn khúc mắc của mình. Đọc thư em, chị cũng hiểu phần nào nỗi buồn, những khó khăn mà em đang phải đổi mặt. Tuy nhiên chị nghĩ mọi thứ cần phải có sự nhìn nhận một cách tích cực để em có đủ mạnh mẽ giải quyết mọi chuyện.


Dù em đang ở trong hoàn cảnh rất nhiều khó khăn: bị chồng ngăn cản ly hôn và gây sức ép, gây bạo lực về mặt tinh thần và việc có thể phải đối mặt với những kỳ thị của xã hội, nhưng em vẫn quyết tâm ly hôn để sống đúng với xu hướng tình dục của mình, đó là những thứ để chứng tỏ rằng em là một cô gái giàu nghị lực và luôn sẵn sàng đối mặt với thách thức. Điều đó khiến chị thực sự cảm phục ý chí kiên cường và quyết tâm của em.


Như em nói, em là cô gái khá cô đơn, không chia sẻ được với mẹ và ban đầu đã chấp nhận sống đúng với những gì mẹ mong ước. Em đã hai lần lập gia đình chỉ để sống đúng với xã hội và mẹ em muốn.


Có nhiều những cô gái đã và đang rơi vào hoàn cảnh giống như em chỉ vì sự kỳ thị của xã hội về cộng đồng những người đồng tính (LGBT). Họ luôn quan niệm con gái lớn phải lấy chồng và việc yêu một người cùng giới là điều gì đó khác thường và không đúng quy luật xã hội.



Em sai và em cần phải sửa lại lỗi sai của mình. Không biết với lí do về giới tính của mình em có thể đơn phương li hôn được không? (Ảnh minh họa)


Trên thực tế, việc yêu một người đồng tính hay dị tính là do trái tim mách bảo và là những trải nghiệm thú vị từ trái tim. Chẳng ai có thể tác động cũng như ngăn cản vì tất cả xu hướng tình dục đều là tự nhiên và là những trải nghiệm đáng trân trọng. Có thể em biết được xu hướng tình dục của mình nhưng em đã không đủ can đảm ngay từ ban đầu để lựa chọn cuộc sống như mình mong muốn.


Em ạ! Nếu em đã quyết định để sống thật với bản thân, em hãy chia sẻ lại với chồng của em. Việc anh ấy gây khó dễ với em trong thời điểm hiện tại có thể vì anh ấy chưa hiểu rõ về em. Em có thể giải thích rõ cho anh ấy hiểu, đồng thời có thể tham khảo luật sư nào đó để thủ tục ly hôn được diễn ra thuận lợi nhất.


Ngoài ra, em có thể tìm đến bạn bè, người thân để nhận được sự giúp đỡ kịp thời. Nếu em không nhận được sự ủng hộ từ bất kỳ ai thì chính em sẽ là người lên kế hoạch cho bản thân sống cuộc sống độc lập không bị phụ thuộc khi em ly hôn và chung sống với người bạn mà em yêu 7 năm qua.


Vững tin và an tâm lên em nhé!

Cuộc "chạm trán" bất ngờ giữa mẹ chồng và nàng dâu

Trước khi cuộc "chạm trán" đầy bất ngờ giữa mẹ chồng và nàng dâu diễn ra tại lớp học kỹ năng, chị Liễu (Cát Linh - Hà Nội) kể rằng mình không thích, không có thiện cảm với mẹ chồng. Chị bảo rằng, trong mắt chị, mẹ chồng là người phụ nữ lắm lời, luôn thích giáo huấn, lên lớp nàng dâu ở mọi tình huống, hoàn cảnh. "Mẹ chồng tôi là giáo viên nên có lẽ vì bệnh nghề nghiệp nên lúc nào bà cũng coi con dâu giống như một đứa trẻ cần 'gõ đầu'. Tôi làm việc gì bà cũng chê rồi chỉnh. Bà không ở nhà thì thôi, chứ đã ở nhà là cứ ra rả nói từ sáng đến tối. mà chuyện quanh quẩn chỉ có dọn nhà, nấu ăn, giặt giũ, phơi..." - chị Liễu cho biết. 

Cũng chính vì mẹ chồng hay nói nên dù bà có luôn tay luôn chân dọn nhà, nấu ăn, chăm sóc con cho chị Liễu thì chị vẫn thấy hậm hực, không phục. "Với tôi, đành rằng là người lóng ngóng đi chăng nữa nhưng bà cũng đừng vì thế mà nói ra nói vào, đừng lấy đó để vin cớ nói rằng tôi vụng, tôi lười. Bà chỉ cần khéo léo chỉ cho tôi thấy làm thế nào là đúng, thế nào là sai thì hay hơn. Tôi cũng không muốn mẹ chồng cứ quần quật làm, một phần vì để mẹ chồng làm hết thì mình hóa ra là nàng dâu vô dụng thật. Hơn thế chồng nhìn vào, có thể vì thương mẹ mà thấy xót xa rồi hậm hực với vợ" - chị chia sẻ. 

Cứ thế vì tự ái, vì cho rằng mẹ chồng ghét mình nên mỗi lần mẹ chồng nhắc nhở, chị Liễu không ngoan ngoãn đáp lại cũng chẳng gồng mình phản ứng. Chị cứ dồn nén, chất chứa bực dọc với mẹ chồng và đến cơ quan "trút giận" với mấy chị đồng nghiệp. "Sẵn có những chất chứa không hài lòng về mẹ chồng, tự ái vì bản thân cứ đụng vào việc gì là mẹ chồng lại thở dài 'làm thế là không được'; 'sao con vụng về thế'... Vậy là từ việc không để ý các chị ở cơ quan tám chuyện mẹ chồng ghê gớm, tôi đã gia nhập và trở thành hội viên hăng hái nhất của cái hội đó" - chị Liễu thú nhận.

Chị Liễu còn thừa nhận việc mình không chỉ phàn nàn, phát xét mẹ chồng trên cơ quan mà còn lên các diễn đàn, tạo một ních ảo để những hôm thứ bảy, chủ nhật hoặc ngoài giờ hành chính cơn hậm hực với mẹ chồng không được giải tỏa, thì trút giận ở đó. "Phụ nữ mà, đã có gì ấm ức là không thể giữ trong lòng, phải bằng mọi cách nói ra. Thậm chí không ngại ngần dùng những lời lẽ cay nghiệt để đánh giá người khiến mình nổi điên, chịu ấm ức. Tôi cũng thế. Nhiều hôm vừa đi làm về đến nhà lại bị mẹ chồng nhắc nhở vệ sinh phòng của hai vợ chồng, quên phơi quần áo, cái bát cho con ăn xong không rửa... Cho rằng mẹ chồng 'kì thị' mình khi nói ra những điều nhỏ nhặt mà bà hoàn toàn có thể làm hộ tôi khi tôi vì quá bận mà quên. Vậy nên hậm hực mang chuyện lên diễn đàn để giải tỏa" - chị nói.


Mẹ chồng nàng dâu "chạm trán" tại lớp học kỹ năng khiến cho cả hai ngớ người, bẽn lẽn... (ảnh minh họa)

Và chị cũng có những lăn tăn riêng sau khi đã hả hê và nhận được sự chia sẻ, đồng cảm của chị em khác: "Kể chuyện nhà mình bung bét tại diễn đàn, tại cơ quan xong, có những lúc ngẫm lại tôi thấy mình có phần ích kỷ, và cái tôi quá cao. Có những hôm ngồi cùng bàn ăn, tôi thì xị mặt, mẹ chồng tôi thì thở dài khiến cho không khí rất nặng nề. Chồng tôi đứng ở giữa cũng là một cái khó cho anh ấy. Dù ai đúng, ai sai thì bênh vực hoặc phê phán ai cũng là không ổn. Tôi cũng nhận thấy có nhiều việc nếu mình làm tốt thì mẹ chồng không thể nói được gì" - chị giãi bày.

Còn bác Giao - mẹ chồng chị Liễu, thời gian trước đó thì cho rằng "con dâu sắp trở thành người phụ nữ bất trị". Bác chỉ biết cải tạo con dâu bằng việc nói không ngừng, chỉnh sửa từng chi tiết nhỏ từ việc làm dang dở, vụng về của nàng dâu. "Tôi sống và trải qua giai đoạn làm dâu cực khổ bởi sự khắt khe của mẹ chồng. Tôi cũng không muốn áp đặt con dâu, hoặc muốn con dâu phải phục tùng mình. Thế nhưng mắng con dâu một thì tôi buồn mười. Mình già cả, tính cẩn thận, sạch sẽ đã ăn vào máu. Làm tới đâu, gọn tới đó trong khi con dâu thì ngược lại. Tôi muốn con dâu khéo léo và cẩn thận hơn. Thế nên thành thói quen rồi cứ nhắc nhở từng chút một" - bác nói. 

Bác Giao thổ lộ rằng những lời góp ý của mình không có ác ý gì mà chỉ muốn con dâu chịu khó quan sát, tập cho mình thói quen gọn gàng, nhanh nhẹn hơn. Thế nhưng điều khiến bác Giao buồn là khi bác góp ý, hướng dẫn con dâu thì chị Liễu lại tỏ ra không hài lòng. "Dù nó không phản ứng trực tiếp nhưng nhìn thái độ nhăn mặt, không 'vâng" cũng không đáp trả khó chịu tôi biết nó ấm ức. Mẹ chồng và nàng dâu không hiểu được nhau. Ông nhà tôi đã mất được hơn chục năm, giờ già cả chỉ có con cháu là chỗ dựa tinh thần duy nhất thì lại mâu thuẫn với nàng dâu. Tôi không muốn không khí gia đình căng thẳng. Càng không muốn là một bà mẹ chồng ghê gớm, cay nghiệt trong mắt nàng dâu của mình" - bác nói. 

Nhiều lần thấy bản thân không vui, con dâu cũng không hài lòng vì mình, bác Giao đã buồn lại càng thêm buồn: "Hai thế hệ, hai cách suy nghĩ và ứng xử khác nhau. Mâu thuẫn giữa tôi và con dâu không phải to lớn nhưng cũng khiến cho cả hai mẹ con không vui vẻ. Cũng có thể vì tôi vẫn có những kì vọng về nàng dâu theo quan niệm truyền thống. Còn với con dâu tôi có thể làm dâu như vậy là được rồi. Thời đại bây giờ khác thời xưa, phụ nữ năng động hơn, không bị bó buộc bởi trách nhiệm lo toan cho gia đình. Vì thế sau khi được mấy bà bạn trong hội hưu trí tư vấn lớp học cải thiện quan hệ mẹ chồng nàng dâu, tôi đã đăng kí đi học. Coi như đó là một sự phấn đấu mới vì con cái và cũng là vì bản thân". 

Về phía chị Liễu, sau khi nhận thấy mình cũng có những thiếu xót, ứng xử không hay với mẹ chồng. Chị cho biết: "Tôi biết mẹ chồng mình là người thương con thương cháu. Bà đã vất vả cả đời để nuôi nấng con trai. Cũng có thể vì thế mà bà khó tính. Tôi muốn mình hiểu mẹ chồng hơn. Vì thế khi tìm hiểu thông tin trên mạng, tôi quyết định đến lớp học buổi chiều chủ nhật đó để có kinh nghiệm hơn, rút ngắn được khoảng cách trong suy nghĩ với mẹ chồng". 

Và điều bất ngờ khiến chị Liễu và bác Giao ngớ người đó là khi cả hai cùng hấp tấp bước vào lớp học. "Chạm trán" ngay ở cửa, cả mẹ chồng và nàng dâu đều ngỡ ngàng. "Lúc gặp con dâu ở cửa tôi ngớ người, định bỏ về vì không muốn con dâu 'phát giác' ra kế hoạch của mình. Thế nhưng rồi tôi lại bước vào lớp học vì tôi muốn nhân cơ hội này cả mẹ chồng và nàng dâu hiểu nhau hơn. Đụng mặt ở đây là cả tôi và con dâu đều đã biết mỗi người cần phải hiểu nhau, chịu khó lắng nghe để không còn va chạm, hiểu lầm" - bác Giao chia sẻ.

Thứ Hai, 24 tháng 2, 2014

Tôi sắp phải gọi bạn gái mình là mẹ

Tôi đã yêu một người con gái không nên yêu. Đó là một người con gái xinh đẹp và thông minh. Tôi gặp cô ấy trong dịp đến công ty của bố. Bố tôi làm giám đốc công ty này và cô ấy là nhân viên của bố. Thông thường, với những tình huống sét đánh như thế thật sự khó kìm chế cảm xúc. Tôi đã có cảm tình với cô gái đó ngay từ lần đầu tiếp xúc. Tôi hay nói chuyện, thậm chí còn xin số điện thoại của cô ấy. Ban đầu, thấy cô ấy dễ chịu, ngoại giao tốt, tôi lại nghĩ là cô ấy có cảm tình với mình. Sau này tôi mới biết, cô ấy có tình cảm với bố tôi nên nhiệt tình với tôi như vậy cũng là điều nên làm.

Ngày đó, chúng tôi bắt đầu nói chuyện nhiều hơn, hay tâm sự với nhau. Nghe nói, cô ấy là nhân viên phòng kinh doanh, thế nên, cô ấy rất năng động và nói chuyện rất truyền cảm. Điều đặc biệt là, cô ấy không từ chối bất cứ cuộc trò chuyện hay hẹn cà phê nào từ phía tôi. Thế nên, tôi càng có niềm tin là cô ấy cũng dành tình cảm cho mình.

Được một thời gian thì tôi mạnh dạn tỏ tình với cô ấy với hi vọng, cô ấy sẽ nhận lời yêu của tôi. Tôi mang hoa hồng và socola tới tặng cô ấy. Cô ấy ngạc nhiên vô cùng, rồi tỏ vẻ rất ngại nói với tôi rằng cô ấy đã có người yêu rồi.


Tôi choáng váng vô cùng. Tôi không tin đó là sự thật, tôi gọi cô ấy ra ngoài nói chuyện riêng, van xin cô ấy đừng làm chuyện này. (ảnh minh họa)

Tôi bàng hoàng chưa hiểu chuyện gì, nếu có người yêu rồi tại sao cô ấy lại thân thiện với tôi như thế. Cô ấy bảo, có nhiều chuyện mà tôi chưa hiểu được, hi vọng sau này tôi sẽ hiểu. Cô ấy bảo xin lỗi tôi và đừng hiểu lầm về tình cảm cô ấy dành cho tôi. Cô ấy không muốn tôi phải buồn vì chuyện này và cũng đừng có nghĩ linh tinh, đừng giận dỗi. Cô ấy bảo, rồi một thời gian nữa tôi sẽ hiểu mọi chuyện.

Khi đó, tôi rất buồn nhưng sau một thời gian, tôi lại theo đuổi cô ấy, cứ đeo bám cô ấy tới tận công ty của bố tôi. Nhiều lần như vậy, tôi có hỏi thăm người trong công ty bố thì biết được, bố tôi đang có cảm tình với cô ấy và cô ấy cũng vậy. Mẹ tôi mất sớm nên bố muốn đi bước nữa, đó là người con gái bố chọn.

Tôi choáng váng vô cùng. Tôi không tin đó là sự thật, tôi gọi cô ấy ra ngoài nói chuyện riêng, van xin cô ấy đừng làm chuyện này. Vì điều đó sẽ không hay ho gì, với lại, sẽ khiến tôi khổ tâm vô cùng. Tôi bảo cô ấy, nên chọn cho mình một người đàn ông trẻ, chưa có gia đình, chứ đừng chọn người đã có vợ và con cái lớn như chúng tôi.


Khi đó, tôi rất buồn nhưng sau một thời gian, tôi lại theo đuổi cô ấy, cứ đeo bám cô ấy tới tận công ty của bố tôi. (Ảnh minh họa)

Cô ấy khóc và nói, đó là lựa chọn của cô ấy, dù có chút khó xử nhưng mong tôi hãy thông cảm và hiểu cho.

3 tháng sau, tôi nhận được tin ba sắp kết hôn và cô dâu chính là cô ấy. Bây giờ, tôi cảm thấy sợ hãi lắm, tôi không thể sống chung một nhà với người con gái tôi yêu, nhất là người khiến tôi chết mê, chết mệt. Tôi cảm thấy lo lắng vì chuyện này, nếu như, chúng tôi sống trong một nhà thì phải làm sao đây? Chẳng lẽ, tôi phải chuyển ra nơi khác sống chứ sống cảnh này thì làm sao được. Tôi chỉ có nước chui xuống đất cho đỡ xấu hổ nếu như chuyện này bại lộ. Chẳng may ba tôi mà biết chuyện này thì tôi còn mặt mũi nào nhìn ba?

Tương lai, tôi sẽ phải gọi người phụ nữ tôi yêu là mẹ, thế đấy, tình cảnh quá éo le nhưng đó là câu chuyện cay đắng của cuộc đời tôi và không biết, bao giờ tôi mới quên được người con gái ấy khi chúng tôi cứ sống chung một nhà?