Thứ Sáu, 26 tháng 9, 2014

"Anh không có quyền gì mà trả em về nhà ngoại để dạy dỗ cả"

Chồng tôi nghe thấy câu ấy xông vào tát tôi 1 cái, bắt tôi xin lỗi mẹ, nếu không sẽ gọi bố mẹ tôi đến. Lúc nghe câu ấy tôi dường như không con biết gì, tôi thét lên bảo: "Anh không có quyền gì mà trả em về nhà ngoại để dạy dỗ cả".
Đọc bài của chị, em mới thấy phụ nữ chúng ta thật là khổ. Về làm dâu đã phải hi sinh nhiều cái để quen với cuộc sống nhà chồng, thế rồi cứ xảy ra sai sót gì là đòi trả chúng ta về nhà ngoại để dạy dỗ lại. Tai sao đàn ông trên đời này lại luôn xem tự cho là mình có cái quyền khốn nạn ấy nhỉ? Ai cho họ cái quyền tự xem mình có cái quyền ấy. Chị đã quay về nhà mẹ đẻ khi bị mẹ chồng đuổi đi. Còn tôi, tôi nhất quyết không đi. Xin chia sẻ với chị câu chuyện của tôi như sau.
Tôi lấy chồng được 3 năm thì 2 năm sau tôi sinh con, 1 năm sau tôi xây nhà. Công việc của chúng tôi đều rất bận rộn. Chồng tôi làm giám sát nên hay làm ca, tôi làm trợ lý cho giám đốc dự án nên thời gian làm việc đôi lúc cũng rất căng. Chồng tôi đề nghị đón mẹ chồng từ quê lên để trông cháu vì con còn nhỏ. Tôi thấy vậy cũng tốt vì bà ở quê cũng chỉ có một mình, lên đây chúng tôi cũng có thể phụng dưỡng được mẹ mà chồng tôi cũng không phải nghỉ phép về thăm bà mỗi lần đau yếu. Thế nhưng nguồn cơn mọi vấn đề đều xảy ra từ đây.
Khi mẹ tôi vào chăm cháu giúp vợ chồng tôi, thì cô em chồng và con trai của chị gái chồng tôi cũng mang con sang gửi luôn. Cháu nào cũng là cháu của bà, tôi cũng không có ý kiến gì nhiều. Thế nhưng họ chỉ biết mang con sang nhà tôi và tối đón về. Chấm hết. Ngoài lần đầu tiên mang con đến còn mang sữa đến thì những lần sau tuyệt nhiên không thấy nhắc gì đến tiền sữa, tiền cháo.
Chồng tôi cũng lờ mờ đoán ra việc tôi và mẹ chồng bất hòa. Anh khuyên tôi là cố chịu đựng, từ từ anh bảo ban các em, các cháu (Ảnh minh họa)
Công việc bận rộn nên tôi có thói quen mua sữa, váng sữa, sữa chua 1 tháng 1 lần. Thịt cá thì 1 tuần 1 lần còn rau mua mổỗ ngày. 4 hộp sữa bột đáng ra con tôi có thể dùng trong 1 tháng thì giờ teo tóp còn 2 tuần. Sữa chua, váng sữa thì thảm hại. Thậm chí các cô các mợ còn tự tiện lấy ăn để cho da đẹp, rồi cứ cười hì hì bảo cho em vay hôm nào em mua trả. Nhưng cái gọi là hôm sau thì cả mấy tháng trời không thấy.
Tháng đầu tiên tôi cho qua, tháng thứ 2 tôi có nhẹ nhàng trao đổi với mẹ chồng vấn đề này. Nhưng mẹ chồng tôi sửng cồ lên quát nạt với tôi, bảo tôi ích kỷ, tham như mõ, tính toán với cả các cháu. Rồi bà còn nhiếc móc tôi là ác độc, trẻ con nào có tội tình gì mà cho đứa này ăn , không cho đứa kia. Mà của đáng tội, giá như con tôi ăn được đã tốt, đằng này cháu lại gầy yếu nhỏ xíu so với 2 đứa to con kia.
Con tôi mới hơn 1 tuồi làm sao mà ăn lại với 2 đứa trên 2 tuổi chứ. Xót con tôi mua thêm phô mai về giấu ở ngăn khuất tủ áo để dành con ăn dần, rồi buổi tối mỗi lần nấu cháo cho các cháu tôi đều dành 1 góc nồi để chỗ ấy nhiều thịt cá 1 chút để múc riêng cho con tôi. Lâu dần hành động ấy chẳng qua mắt được mẹ chồng tôi. Bà cứ đế ý tôi múc bát nào nhiều thịt là nhanh tay cầm đi trước cho con của em chồng ăn làm tôi tức muốn khóc. Bà còn bảo với tôi "Cô ghê gớm thì tôi phải ghê gớm hơn để trị cô".
Chồng tôi cũng lờ mờ đoán ra việc tôi và mẹ chồng bất hòa. Anh khuyên tôi là cố chịu đựng, từ từ anh bảo ban các em, các cháu. Miếng ăn là miếng nhục đừng tính toán thiệt hơn rồi mất tình đoàn kết. Mẹ chồng tôi còn xen vào bảo các em, các cháu chưa có nhà cửa, không có điều kiện phải rộng lòng mà giúp đỡ. Họ không có điều kiện chỗ nào? Hai vợ chồng cô em tôi đều đi làm công ty nước ngoài, trong khi 2 vợ chồng tôi chạy vạy vay mượn khắp nơi mới có cái nhà cấp bốn. Cô ấy thì đã có 1 mảnh đất to ở khu dân cư kiểu mới, được mẹ chồng tôi cho 1 khoản tiền bán nhà do chuyển vào ở với chúng tôi. Cô ấy chỉ chờ chồng đi công tác về là xây cái nhà 4 tầng. Thử hỏi ai không có điều kiện hơn ai?
Tôi rất không thoải mái nhưng cũng phải ấm ức cho qua. Nhưng đến lần này tôi không thể chấp nhận được nữa. Mấy tháng trước chồng của cô em chồng tôi đi công tác nước ngoài. Thế là cô ấy gần như nghiễm nhiên ăn ở, tắm rửa nhà tôi, đến tối khuya mới ôm con về nhà. Mẹ chồng tôi phải trông 3 đứa cháu nên việc cơm nước, rửa bát đũa tôi phải làm hết, ngày nào cũng mệt phờ ra. Cô em chồng thì cứ nhởn nha ăn uống xong là chơi với con. Còn ông cháu của chồng tôi thì cứ để cháu ở nhà tôi đến tôi mịt mới đón về.Xoay đi xoay lại với bao nhiêu con người ấy làm tôi muốn xóng mặt.
Tháng trước trời nóng, thế là 2 vợ chồng đứa cháu cũng di cư sang nhà tôi. Sang nhà tôi có máy lạnh, rồi tắm nhà tôi phòng tắm thoải mái hơn phòng trọ nên mang quần áo sang tắm nhờ, tiện tay bỏ máy giặt giặt luôn. Đến bữa mẹ chồng tôi bảo thôi ở lại ăn cơm cũng tự nhiên như ruồi ngồi ăn mà không cần biết gì hết. Phòng riêng của tôi, họ thản nhiên vào đó nằm ngồi như không. Cháu chồng tôi còn bảo vợ nó để nhiệt độ máy lạnh thấp xuống mở cửa ra cho nó mát phòng khách. Mẹ chồng tôi thì thản nhiên lấy quần áo của tôi đưa cho con dâu với cháu mặc.
Căn nhà 90 m vuông vốn thoải mái cho vợ chồng tôi thì giờ trở nên chật chội khi phải chứa chấp 1 đống người và 3 đứa trẻ suốt ngày đánh nhau, khóc lóc ầm ĩ làm tôi muốn phát điên lên. Tuần trước dự án tôi đang chào thầu tiến độ gấp, tôi phải làm thêm. Mẹ chồng tôi không những không hiểu mà còn chì chiết tôi lười biếng, trốn việc. Hôm ấy 9 giờ tối tôi mới về nhà, người mệt bã ra mà nhìn cái nhà ngổn ngang đồ chơi, bình sữa, khăn, quần áo... Nhìn vào mâm cơm để phần tôi mà tôi càng ấm ức hơn: bát canh lõng bõng còn vài cái rau mà chả biết rau gì. Đầu vịt, cổ vịt, cánh vịt của con vịt quay ăn thừa để lại.
Lúc tôi gom đồ vào máy giặt cô em chồng ngồi trên bàn ăn ăn trái cây còn nhắc tôi như kiểu ô sin của nó "Cái áo trắng của em, chị nhớ giặt tay nhé". Lúc này thì cơn thịnh nộ của tôi bùng lên đỉnh điểm. Tôi ném thẳng quần áo của nó ra đất bảo nó: "Cô muốn thì đi mà giặt, tôi không rảnh mà hầu". Lúc túm cái áo chẳng may tôi túm thêm cái áo của mẹ chồng tôi, thế là bà làm ầm ĩ cả lên bảo tôi láo, đòi trả tôi về nhà mẹ đẻ.
Bà còn ầm ĩ kể lể ra những việc tôi làm ở trên và quy kết tôi không xứng, gọi chồng tôi vào đòi đuổi tôi đi. Tôi bảo: "Người đáng ra rời khỏi nhà này không phải tôi mà chính là các người". Chồng tôi nghe thấy câu ấy xông vào tát tôi 1 cái, bắt tôi xin lỗi mẹ, nếu không sẽ gọi bố mẹ tôi đến. Lúc nghe câu ấy tôi dường như không con biết gì, tôi thét lên bảo: "Đây là cũng là nhà của em và chúng ta bình đẳng. Anh không có quyền gì mà trả em về nhà ngoại để dạy dỗ cả".
Anh cứ tưởng 1 tháng đưa em 10 triệu là xong trách nhiệm sao? Anh có bao giờ tự hỏi tiền ấy có đủ cho 1 đứa con, 2 đứa cháu của anh ăn uống, sữa bỉm không? Em tính toán thì sao? Nếu em không tính toán thì mấy tháng nay anh có ung dung thoải mái ngồi uống trà, cơm 2 bữa thoải mái không? Anh có biết tiền nước, tiền điện tiền ăn cho bao nhiêu con người bao nhiêu không?
Chồng tôi mấy hôm nay cũng gõ cửa muốn nói chuyện với tôi, nhưng tôi dứt khoát từ chối. Tôi bảo khi nào anh giải quyết được một đống người ngoài kia thì hãy cùng tôi nói chuyện (Ảnh minh họa)
Sau khi cãi nhau, chồng tôi mang quần áo và gối sang phòng mẹ ngủ để an ủi bà, tôi lập tức ném hết quần áo của anh sang bên đó. Tôi khóa cửa và ôm con trai tôi ngủ. Bà nội từ chối trông cháu thì tôi cũng chẳng cần. Tôi đem con sang nhà bố mẹ bảo là cho Ken ở đây chơi với anh Tít - con anh trai tôi mấy hôm. Tối đến tôi đón con về sau đó hai mẹ con đi ăn, rồi đi cung thiếu nhi chơi, đi siêu thị, cafe với bạn bè xong mới về.
Không phải tất bật với 1 đống việc không tên nên tôi có thể dành thời gian đắp mặt nạ, đọc truyện cho con hay cùng con chơi lego. Con trai tôi thích lắm. Sáng đi làm tôi cũng khóa cửa phòng mình để không ai vào soi mói gì hết. Tối về tôi cũng chỉ dọn dẹp phòng rồi đóng cửa chơi với con. Tôi mặc kệnhững con người ngoài ấy, muốn ăn thì ăn, muốn sống thế nào thì sống.
Chồng tôi mấy hôm nay cũng gõ cửa muốn nói chuyện với tôi, nhưng tôi dứt khoát từ chối. Tôi bảo khi nào anh giải quyết được một đống người ngoài kia thì hãy cùng tôi nói chuyện. Mẹ chồng tôi thì cứ bảo bà không chấp nhận đứa con dâu là tôi và xúi giục chồng đuổi tôi đi, nhưng tôi mặc kệ. Nhà tôi tôi ở, tôi chẳng phải đi đâu hết. Tôi đang chờ xem chồng giải quyết vấn đề này thế nào. Còn tôi, tôi nhất quyết không về nhà mẹ đẻ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét