Anh thực lòng yêu thương Hà, chưa khi nào anh coi mác gái thành phố của Hà là tiêu chuẩn anh chọn cô làm vợ.
Sau ngày cưới mẹ vợ gọi anh qua nhà nói chuyện: “Vợ
chồng thu dọn về đây ở, nhà cửa rộng rãi thoáng mát. Anh để vợ sống
trong cái phòng trọ tồi tàn chật hẹp mấy mét vuông không có được. Anh
khổ kệ anh, nhưng con gái tôi thì tôi phải xót!” Anh biết ở rể khổ trăm bề, anh cảm ơn, khéo léo từ chối.
Tối nằm ngủ, Hà giận anh quay mặt vào tường khóc: “Mẹ
đã có lời anh còn từ chối, anh không biết thương vợ. Giờ là vợ chồng,
bố mẹ em cũng là bố mẹ anh, sống cùng bố mẹ đôi năm, tiết kiệm tiền thuê
nhà, lương không đáng bao còn phung phí thì bao giờ có nhà riêng ở”. Anh miễn cưỡng đồng ý về nhà vợ.
Mẹ vợ nhắc anh làm thủ tục giấy tờ nhập khẩu theo vợ, bà luôn miệng: “Con
tôi sinh ra là gái thành phố. Con anh chị sau này cũng vậy. Theo khẩu
anh làm trai quê hết lượt. Bao người muốn nhập tốn đống tiền chưa được,
anh tưởng dễ đấy. Lấy con tôi, anh nghiễm nhiên thành trai phố không tốn một xu còn gì”.
Anh biết ở rể khổ trăm bề nhưng vì vợ, vì con, anh vẫn cố gắng chịu đựng (Ảnh minh họa).
Nghe mẹ vợ nói ý coi thường, anh nói: “Mẹ ạ, nói thật con không thích nhập khẩu thành phố, gốc gác con ở đâu con muốn ở đấy. Chẳng qua bây giờ con và Hà yêu thương lấy nhau, con quyết định lập nghiệp ở đây, con đổi khẩu vì tương lai các con con sau này. Con mong mẹ hiểu”. Bà đứng lên đi thẳng không thèm nói lại câu gì.
Anh về quê xin tách khẩu, bố anh rớm nước mắt nói: “Cái
lẽ đâu ngược đời, xưa nay vợ phải theo chồng, cưới vợ cho mày để nhà
này thêm con thêm cháu, nay mày đòi đi không theo vợ, tùy mày muốn làm
sao thì làm, nhưng đừng nói ra không hàng xóm láng giềng chê cười tao
với mẹ mày”. Nhìn bố anh thương, thấy mình có lỗi.
Bát
đũa còn có lúc xô, huống chi vợ chồng, nhất là vợ chồng mới cưới. Mỗi
lần Hà giận anh, cô ôm gối chăn sang phòng mẹ ngủ. Sáng sớm hôm sau,
chạm mặt anh, mẹ vợ nói mát mặt: “Bao
giờ anh làm ông to bà lớn hãy tinh tướng, con tôi lấy anh nó đã hy
sinh chịu khổ, khối đám ngon mong lấy nó không được. Anh phải biết ơn nó
đấy, anh đừng giở giọng làm chồng ở nhà tôi anh biết chưa?”. Từ "nhà tôi" mẹ vợ nhắc trong mỗi cuộc nói chuyện như muốn nhấn mạnh cho anh biết phận mình.
Bố mẹ vợ dặn: “Công
ty anh làm gần nhà, buổi trưa anh tranh thủ về nấu cơm cho em ăn sớm,
chiều nó còn kịp giờ đi học. Chúng tôi bận bán hàng xa không về được”.
Em trai vợ 14 tuổi, quen được nuông chiều từ nhỏ, tính tình bướng bỉnh.
Trưa vừa hết giờ làm, anh vội về cơm nước. Anh gọi nó: “Em nhặt cho anh mấy mớ rau, hai anh em làm cho nhanh, chiều anh còn đi làm, em đi học ...”. Anh chưa dứt lời, nó đã cãi: “Em
không làm. Mẹ bảo em không cần làm gì hết, ở trên phòng học thì học,
chơi thì chơi, tới bữa xuống ăn, mọi việc có anh phục vụ, sống nhờ nhà
em phải lao động, ăn không ngồi rồi không có được”. Tức nghẹn đắng cổ, kiềm chế lắm anh mới không cho nó một cái tát.
Bạn rủ anh đi nhậu, anh uống về muộn, về tới cửa mẹ vợ quát lớn: “Anh
học đâu thói rượu chè đàn đúm, nhà tôi không chứa chấp loại này, lần
sau như thế anh ra đường ngủ. Không phải nhà anh mà anh muốn tự do thế
nào cũng được”. Chạm lòng tự ái, uất ức anh lên phòng lớn tiếng: “Em còn muốn có vợ, có chồng thì ngay ngày mai dọn ra khỏi cái nhà này cho anh!”.
Anh buồn rầu bảo vợ: “Yêu
anh thì theo anh ra ngoài ở riêng. Sống mất hết tự trọng anh không sống
được. Ở nhà em, bố mẹ em coi anh không bằng người dưng ở trọ”. Hà khóc: “Em
từ bé không biết ở nhà thuê thiếu thốn là gì, giờ lấy anh em chấp nhận
hết. Nhưng em có thai rồi, con khổ em không đành lòng. Anh vì mẹ con em
hy sinh một chút được không”. Nghĩ vì vợ, vì con, anh nhủ lòng cố chịu đựng thời gian nữa.
Ngày
Hà sinh, bố mẹ anh vui mừng vội vã lên thăm. Mẹ lật đật xách theo bao
nhiêu quà quê lên thành phố. Bố mẹ anh vừa đến, mẹ vợ đã nói trách: “Giờ ông bà nội mới tới, nhà quê bận quá nhỉ?”. Mẹ vợ cầm túi quà đi vào bếp nói với bố vợ: “Ông
xem này, nhà quê nên sống gần hết đời mà không biết cư xử, đi lên
thông gia chơi, thăm con thăm cháu mang toàn mấy thứ vớ vẩn”. Anh nghe mà thương bố mẹ phải khổ tâm nhiều vì anh.
Mẹ
anh nói ở lại ít hôm chăm con dâu và cháu. Mẹ vợ không nói gì quay đi
bĩu môi thờ dài. Mỗi lần mẹ anh muốn bế ẵm, hay cho cháu uống sữa mẹ vợ
ngăn lại nói: “Bà làm thế không được, ở
quê lạc hậu ít học nên nuôi trẻ con như thế, ở thành phố chúng tôi nuôi
trẻ con cần khoa học, sau lớn chúng nó mới thông mình, giỏi giang. Bà
không biết đừng tự ý, ngồi yên là tốt cho con cháu rồi!”. Mẹ anh tủi thân rớm nước mắt.
"Kiếp ở rể nhục lắm em biết không? Sống ở nhà em anh không còn là thằng đàn ông" (Ảnh minh họa).
Chưa dừng ở đó, thỉnh thoảng mẹ vợ lại hỏi: “Thế bao giờ bà mới định về?”. Thương mẹ, anh bảo: “Mẹ lên chăm con chăm cháu thế tốt lắm rồi. Mai con đưa mẹ ra bến xe về, ở lâu bố ở nhà lại mong, ra tháng cháu cứng cáp con đưa về thăm ông bà”. Trước lúc lên xe mẹ khóc, dặn đi dặn lại anh: “Nhớ đưa vợ con về chơi nhé con!”
Con đã được gần 6 tháng tuổi, khỏe mạnh, anh bàn với Hà: “Trước lúc em phải đi làm, vợ chồng mình thu xếp cho con về chơi với ông bà nội mấy hôm cho ông bà phấn khởi”. Hà không đồng ý: “Con còn nhỏ, em không cho đi đâu hết, ông bà thương cháu thì tự biết lên”.
Vợ nói khó nghe, bực mình anh gắt: “Mẹ anh lên thăm cháu mẹ em không thích, nói mát mẻ, bóng gió. Anh còn không chịu được thì làm sao mẹ chịu được”. Hà vặn lại: “Không chịu được thì anh làm gì? Cho hai mẹ con em ra sống ngoài đường, hay sống ở mấy phòng trọ chật chội nóng nực”.
Lời Hà nói như giọt nước tràn ly. Anh đốt thuốc, im lặng lúc lâu sau chậm rãi nói: “Lần cuối cùng anh nói với em, vợ chồng mình phải ra ở riêng. Anh thương em, thương con, nhưng anh không thể chịu đựng nữa. Kiếp ở rể
nhục lắm em biết không? Sống ở nhà em anh không còn là thằng đàn ông.
Nếu yêu anh em sẽ hiểu, còn em dứt khoát phải sống ở nhà bố mẹ thì mình
chia tay. Em suy nghĩ đi!”. Nói xong, anh đứng lên thu dọn hết quần áo xếp vào vali, ngày mai dù thế nào anh cũng sẽ dọn ra ngoài sống…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét